VEAM và niềm khắc khoải 6 năm không lên được sàn niêm yết

Năm 2018, VEAM lần đầu tiên trình ĐHĐCĐ về phương án niêm yết lên sàn HoSE. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa thực hiện được kế hoạch này. 

Báo cáo tài chính liên tục bị đưa ra ý kiến ngoại trừ

Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM - UPCoM: VEA) vừa qua đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 với một trong những điểm đáng chú ý là công ty tiếp tục trình ĐHĐCĐ thông qua việc niêm yết cổ phiếu VEA tại Sở giao dịch chứng khoán khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật liên quan. 

ĐHĐCĐ thường niên VEAM năm 2023 đã thông qua việc niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán, tuy nhiên trong năm 2023 VEAM chưa hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu do chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện về niêm yết.

Thực tế, việc VEAM trình ĐHĐCĐ chuyển sang sàn niêm yết không phải mới bởi kế hoạch này đã được công ty đề ra và kéo dài suốt 6 năm, từ 2018 đến nay. 

Thậm chí, nếu như năm 2018 và 2019, đại hội cổ đông đều thông qua kế dự kiến niêm yết cổ phiếu VEA trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) thì từ năm 2020 trở đi, VEAM thậm chí còn trình đại hội cổ đông kế hoạch niêm yết với 2 “ẩn số” lớn là không có thời điểm niêm yết và không rõ niêm yết trên sàn nào. 

Hồ sơ doanh nghiệp - VEAM và niềm khắc khoải 6 năm không lên được sàn niêm yết

Báo cáo tài chính của VEAM liên tục bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ.

Theo tìm hiểu, tại báo cáo tài chính từ năm 2012 đến thời điểm cuối năm 2023 của VEAM, phía các đơn vị kiểm toán độc lập đã nhiều lần đưa ra ý kiến ngoại trừ. Năm 2023, cổ phiếu VEA còn bị đưa vào diện cảnh báo do báo cáo tài chính 3 năm liên tiếp bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ.

Trong khi đó, một trong những quy định chung để được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán là cáo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần; trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện niêm yết.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2023, khi được hỏi về lộ trình niêm yết trên tràn HoSE, ông Nguyễn Khắc Hải, Chủ tịch HĐQT VEAM cho biết, các nội dung ngoại trừ đều là các vấn đề liên quan đến các tồn tại phát sinh từ nhiều năm trước, cần có thời gian để xử lý, giải quyết. 

Ban lãnh đạo VEAM xác định việc niêm yết cổ phiếu tại các sàn chứng khoán HoSE hay HNX là mục tiêu quan trọng, cần kiên trì thực hiện. 

Trong năm 2023 cũng sẽ tiếp tục tập trung từng bước xử lý giải quyết các ý kiến ngoại trừ, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản trị, điều hành, kiểm soát để không phát sinh các ý kiến ngoại trừ mới.

Dù vậy, đến thời điểm cuối năm 2023, đơn vị kiểm toán độc lập vẫn đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính của VEAM. Dù công ty đã có văn bản giải trình ngay sau đó. Tuy nhiên, điều đó vẫn khiến nhiều người đặt ra nghi vấn, liệu năm nay cổ phiếu VEAM có thêm một lần nữa “lỡ hẹn” với sàn lên niêm yết?

Mỗi năm thu lãi hàng nghìn tỷ đồng từ Honda, Toyota và Ford

Tạm bỏ qua ý kiến kiểm toán ngoại trừ, khi nhìn vào báo cáo tài chính của VEAM trong suốt những năm qua, có thể thấy rằng, đều đặn mỗi năm, công ty đều thu được khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng từ các công ty liên doanh liên kết. 

Cụ thể, năm 2017, VEAM đầu tư gần 9.244 tỷ đồng vào các công ty liên doanh, liên kết lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết. Trong đó, số tiền đầu tư nhiều nhất là vào Công ty Honda Việt Nam (5.121 tỷ đồng), Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (819 tỷ đồng) và Công ty TNHH Ford Việt Nam (375 tỷ đồng). Trong năm này, VEAM thu về khoản lãi gần 5.170 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết, đóng góp 

Năm 2018, dù VEAM đã giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết xuống còn 6.949 tỷ đồng, doanh nghiệp này vẫn có cho mình khoản lợi nhuận từ công ty liên kết, liên doanh tăng 32,5% so với năm trước lên 6.852 tỷ đồng. 

Kết thúc quý I/2024, VEAM ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 905 tỷ đồng, giảm 10,5%. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng giảm 5,2% so với cùng kỳ xuống còn 239 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, nhờ chi phí tài chính giảm mạnh từ 16 tỷ đồng năm trước xuống còn 701 triệu đồng do chi phí lãi vay giảm từ 14,7 tỷ đồng xuống còn 438 triệu đồng, VEAM vẫn báo lãi sau thuế 1.435 đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ 2023.

Công ty ghi tổng tài sản tại ngày 31/3/2024 đạt 28.324 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,3% so với hồi đầu năm. Trong đó, chiếm phần lớn là tiền gửi ngân hàng lên tới 16.480 tỷ đồng, tăng gần 3.378 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản tiền gửi này mang lại cho công ty tới 236 tỷ đồng tiền lãi trong 3 tháng.

Đồng thời, VEAM tiếp tục ghi nhận khoản lãi 1.238 tỷ đồng từ công ty liên kết, liên doanh với số đầu tư vào Honda Việt Nam là 359 tỷ đồng, Toyota Việt Nam là 288 tỷ đồng và Ford Việt Nam là 375 tỷ đồng. 

Dù vậy, việc khoản lợi nhuận trên mỗi năm đều đóng góp trên 80% vào tổng lợi nhuận của VEAM cũng là một dấu hỏi lớn, hoạt động kinh doanh của VEAM có đang thực sự hiệu quả khi phần lớn lãi lại đến từ việc góp vốn vào công ty khác?

Bước sang năm 2024, VEAM thậm chí còn lên kế hoạch kinh doanh đi lùi với tổng doanh thu công ty mẹ đạt 6.414 tỷ đồng, giảm 22% và lợi nhuận sau thuế 5.488,9 tỷ đồng, giảm 19% so với thực hiện năm 2023. 

Theo đó, kế hoạch năm 2024 của công ty mẹ chưa bao gồm phương bán bán đấu giá xe tồn tại VM và kế hoạch lợi nhuận sau thuế chưa bao gồm trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm.

Link nội dung: https://tintuc365.net/veam-va-niem-khac-khoai-6-nam-khong-len-duoc-san-niem-yet-a101669.html