Các vật dụng quen thuộc trông thế nào khi mới được phát minh, khác biệt đến đặt cạnh nhau cũng hiếm ai nhận ra

Bạn có bao giờ thắc mắc, chiếc tủ lạnh hay máy sấy mà ta dùng hàng ngày trông như thế nào khi phiên bản đầu tiên của chúng ra đời?

1. Máy hút bụi

Máy hút bụi đầu tiên được nhà phát minh Hubert Cecil Booth cấp bằng sáng chế vào năm 1901 và nó chỉ có công dụng thổi bụi mà thôi. Sau đó, chiếc máy hút bụi tiếp theo có ngoại hình mi nhon hơn kèm theo túi đựng bụi bẩn mới được phát minh vào năm 1907 bởi William Henry Hoover.

Các vật dụng quen thuộc trông thế nào khi mới được phát minh, khác biệt đến đặt cạnh nhau cũng hiếm ai nhận ra - Ảnh 1.

Chiếc máy hút bụi đầu tiên ra mắt vào năm 1901

2. Máy giặt

Năm 1908, Alva John Fisher đã phát minh ra máy giặt điện đầu tiên trên thế giới và được giới thiệu bởi Công ty Máy Hurley của Chicago, Illinois. Thiết bị này chính thức được cấp bằng sáng chế vào năm 1910 và có tên "Thor" với các con lăn xung quanh để vắt quần áo ướt.

Các vật dụng quen thuộc trông thế nào khi mới được phát minh, khác biệt đến đặt cạnh nhau cũng hiếm ai nhận ra - Ảnh 2.

3. Bóng đèn

Bóng đèn có nguồn gốc từ năm 1800, nhiều thập kỷ trước khi Thomas Edison được cấp bằng sáng chế cho thiết bị thay đổi cả thế giới này vào năm 1879. Được biết, nguồn gốc của bóng đèn bắt nguồn từ đống điện năng của nhà phát minh người Ý Alessandro Volta, người phát minh ra pin điện.

Các nhà phát minh liên tục thử nghiệm các sản phẩm trong những thập kỷ tiếp theo và vào năm 1879, Thomas Edison đã được cấp bằng sáng chế cho bóng đèn thành công về mặt thương mại đầu tiên.

Các vật dụng quen thuộc trông thế nào khi mới được phát minh, khác biệt đến đặt cạnh nhau cũng hiếm ai nhận ra - Ảnh 3.

Những chiếc bóng đèn thời kỳ đầu

4. Điện thoại bàn

Chiếc điện thoại đầu tiên của nhà sáng chế Alexander Graham Bell, được cấp bằng sáng chế vào năm 1876. Theo đó, Alexander Graham Bell đã thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên từ Thành phố New York đến Chicago vào năm 1892. Thiết kế điện thoại ban đầu của ông bao gồm một máy phát để biến rung động từ giọng nói của ông thành dòng điện và một máy thu để thu chúng.

Các vật dụng quen thuộc trông thế nào khi mới được phát minh, khác biệt đến đặt cạnh nhau cũng hiếm ai nhận ra - Ảnh 4.

Graham Bell và phát minh thay đổi thế giới của mình

5. Tivi

Chiếc tivi thế hệ đầu tiên được phát minh vào những năm 1920. Theo đó, kích thước màn hình hiển thị lúc đó chỉ chưa bằng một nửa chiếc thẻ tín dụng.

Sau nhiều lần nghiên cứu và cải tiến qua từng thời kỳ, màn hình đã dần có màu và có kích cỡ to dần lên. Lúc này, người xem điều khiển bằng nút vặn thủ công và chỉ duy nhất có một kênh hình phát sóng. Ban đầu, người xem điều khiển bằng nút vặn thủ công và chỉ có duy nhất một chương trình được phát sóng.

Các vật dụng quen thuộc trông thế nào khi mới được phát minh, khác biệt đến đặt cạnh nhau cũng hiếm ai nhận ra - Ảnh 5.

Tivi ban đầu có màn hình vô cùng nhỏ

6. Ô tô

Chiếc ô tô điện đầu tiên được kỹ sư người Pháp Gustave Trouvé thiết kế vào năm 1880 bằng cách gắn một động cơ điện vào chiếc xe ba bánh của mình . Năm 1881, hai kỹ sư người Anh là William Ayrton và John Perry đã chế tạo một chiếc xe ba bánh chạy bằng điện tương tự. Tại Mỹ, phải đến năm 1889-1891, William Morrison mới phát minh ra chiếc xe đầu tiên.

Các vật dụng quen thuộc trông thế nào khi mới được phát minh, khác biệt đến đặt cạnh nhau cũng hiếm ai nhận ra - Ảnh 6.

Chiếc xe ngựa gỗ được gắn động cơ là tiền đề cho xe ô tô ngày nay

7. Lò vi sóng

Được phát minh một cách tình cờ khi kỹ sư Percy Lebaron Spencer đang thử nghiệm máy phát nam châm. Sau khi, Percy xây dựng một hộp kim loại xung quanh máy phát và thấy rằng nó có thể giúp làm nóng thức ăn nhanh hơn lò nướng, ông đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho chiếc lò này vào năm 1945.

Các vật dụng quen thuộc trông thế nào khi mới được phát minh, khác biệt đến đặt cạnh nhau cũng hiếm ai nhận ra - Ảnh 7.

Lò vi sóng được tình cờ phát minh trong một cuộc thí nghiệm

Nguồn: Insider

Link nội dung: https://tintuc365.net/cac-vat-dung-quen-thuoc-trong-the-nao-khi-moi-duoc-phat-minh-khac-biet-den-dat-canh-nhau-cung-hiem-ai-nhan-ra-a1118.html