Là quốc gia sản xuất số 1 thế giới, Trung Quốc lại đang chi hàng chục triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, xuất khẩu tăng 4 lần chỉ trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc tăng mạnh dù đây là nhà sản xuất số 1 thế giới.

Là quốc gia sản xuất số 1 thế giới, Trung Quốc lại đang chi hàng chục triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, xuất khẩu tăng 4 lần chỉ trong 2 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2023 cả nước xuất khẩu 13.596 tấn chè các loại, tương đương 22,63 triệu USD, giá trung bình 1.664,3 USD/tấn, giảm 9,1% về lượng, giảm 4,1% về kim ngạch nhưng tăng 5,6% về giá so với 2 tháng đầu năm 2022.

Riêng tháng 2/2023 xuất khẩu 6.856 tấn chè, đạt 11,26 triệu USD, giá 1.641,9 USD/tấn, tăng 1,8% về lượng, giảm 1% kim ngạch và giảm 2,7% về giá so với tháng 1/2023.

Là quốc gia sản xuất số 1 thế giới, Trung Quốc lại đang chi hàng chục triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, xuất khẩu tăng 4 lần chỉ trong 2 tháng đầu năm - Ảnh 2.

Pakistan tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 5.323 tấn, chiếm 39,2% trong tổng khối lượng và 41,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước. Kim ngạch đạt 9,37 triệu USD, giá trung bình 1.761,2 USD/tấn, tăng 5,2% về lượng, tăng 4,6% về kim ngạch nhưng giảm 0,6% về giá so với 2 tháng đầu năm 2022.

Là quốc gia sản xuất số 1 thế giới, Trung Quốc lại đang chi hàng chục triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, xuất khẩu tăng 4 lần chỉ trong 2 tháng đầu năm - Ảnh 3.

Đài Loan (Trung Quốc) đứng vị trí thứ 2 trong số các nhà nhập khẩu, chiếm 11,2% trong tổng khối lượng và chiếm 10,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước với 1.516 tấn, tương đương 2,45 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 1.614 USD/tấn, giảm 8% về lượng, tăng 3,8% kim ngạch và tăng 12,9% về giá.

Xếp ở vị trí thứ 3 là thị trường Nga, chiếm trên 9% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch, đạt 1.261 tấn, tương đương 2,08 triệu USD. Giá trung bình đạt 1.649,4 USD/tấn, giảm 31,7% về lượng và giảm 32,7% về kim ngạch và giá giảm 1,5%.

Bước qua 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu chè đã có dấu hiệu suy giảm và suy giảm dần theo các năm. Nguyên nhân là do hoạt động xuất khẩu chè bị gián đoạn bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài trong tháng 01/2023 là yếu tố chính khiến lượng và trị giá xuất khẩu chè giảm mạnh. Các chuyên gia dự báo sau kỳ nghỉ Tết, hoạt động xuất khẩu diễn ra bình thường, tình hình xuất khẩu chè sẽ khả quan hơn.

Trung Quốc tăng cường nhập khẩu chè Việt dù là nhà sản xuất số 1 thế giới

Trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm trong các tháng đầu năm thì thị trường Trung Quốc lại đang trở thành điểm sáng của chè Việt. Theo số liệu từ Cục xuất nhập khẩu, trong năm 2022, Trung Quốc chi 17.997.785 USD để nhập khẩu chè từ Việt Nam với 10.354 tấn, tăng 15,58% về lượng và 27% về trị giá so với năm 2021. Trung Quốc là nhà nhập khẩu chè lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm 2022, chiếm 7,09% tỷ trọng xuất khẩu.

Là quốc gia sản xuất số 1 thế giới, Trung Quốc lại đang chi hàng chục triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, xuất khẩu tăng 4 lần chỉ trong 2 tháng đầu năm - Ảnh 4.

Bước sang năm 2023, xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị trong 2 tháng đầu năm. Cụ thể, Trung Quốc đã nhập khẩu 426 tấn chè từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay, giá chè xuất khẩu tăng cao nên khối lượng chỉ tăng 121% nhưng giá trị tăng 411,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Bộ Công thương, việc mở cửa thị trường trở lại sau dịch Covid-19 là yếu tố chính khiến xuất khẩu chè sang thị trường tỉ dân tăng trưởng trong những tháng đầu năm nay.

Trung Quốc là nơi khai sinh ra trà và văn hóa uống trà. Nước này cũng chiếm vị trí số 1 về sản xuất và cung cấp chè trong nhiều thập kỷ. Các thị trường xuất khẩu chè của Trung Quốc bao gồm châu Âu, châu Mỹ và châu Á.

Trà Trung Quốc có hương thơm, vị và đặc trưng. Đất nước này nổi tiếng với nhiều loại trà như trà đen, trà xanh, trà Pu’er, trà vàng và trà hoa.

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, quốc gia này sở hữu hơn 2.000.000 ha đất trồng chè, phân bố chủ yếu ở tỉnh Vân Nam, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Tứ Xuyên và tỉnh Hồ Nam. Những vùng này rất lý tưởng cho các trang trại trồng chè cao. Trồng và sản xuất chè ở Trung Quốc là một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế của quốc gia tỷ dân này.

Với đặc điểm thời tiết ôn hòa và ổn định, Trung Quốc có điều kiện lý tưởng để canh tác cây chè. Ngoài ra, nguồn nhân lực và địa lý là hai yếu tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất chè ở nước này.

Tuy nhiên với dân số đông đúc và nhu cầu luôn ở mức cao, quốc gia này vẫn phải tăng cường nhập khẩu từ các quốc gia khác. Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ cũng là quốc gia nhập khẩu chè của Việt Nam dù là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn trên thế giới.

Link nội dung: https://tintuc365.net/la-quoc-gia-san-xuat-so-1-the-gioi-trung-quoc-lai-dang-chi-hang-chuc-trieu-usd-de-nhap-khau-mat-hang-nay-tu-viet-nam-xuat-khau-tang-4-lan-chi-trong-2-thang-dau-nam-a21047.html