Xây nhà cho người thích tối giản, kiến trúc sư gợi ý: Cần bớt “tham lam” trong việc lựa chọn màu sắc, vật liệu

Kiến trúc sư Đoàn Mạnh gợi ý 3 kiểu nhà cho người thích lối sống tối giản. Theo anh, ngôi nhà càng tối giản, tinh thần của gia chủ lại càng thoải mái, thư thái.

Giữa nhịp sống bộn bề, hối hả với bao điều lo toan, nhiều người đã chọn cho mình một lối sống riêng với chủ nghĩa tối giản: giản đơn trong từng chi tiết để cuộc sống hàng ngày thêm thảnh thơi, nhẹ nhõm và hạnh phúc hơn.

Triết lý sống này ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác trong đời sống hiện đại. Điển hình là trong việc chọn phong cách thiết kế nội thất cho căn nhà của nhiều người hiện nay. Nội thất phong cách tối giản ngày càng được nhiều người lựa chọn, yêu thích bởi một phần do chủ nhân căn nhà yêu thích lối sống tối giản, đồng thời phong cách này thể hiện sự giản dị nhưng tinh tế trong không gian mà nó mang lại.

Kiểu nhà nào cho người thích tối giản?

Theo Kiến trúc sư Đoàn Mạnh - sáng lập và điều hành công ty thiết kế kiến trúc nội thất Combo Home cho biết anh từng gặp rất nhiều khách hàng mong muốn có một ngôi nhà theo concept tối giản, đơn giản nhưng vẫn đủ công năng và phải thật sự đẹp.

 Xây nhà cho người thích tối giản, kiến trúc sư gợi ý: Cần bớt “tham lam” trong việc lựa chọn màu sắc, vật liệu  - Ảnh 1.

KTS Đoàn Mạnh - Founder/CEO Combo Home.


Anh Mạnh đưa ra gợi ý, với những chủ nhà thích lối sống tối giản thì có thể chọn kiểu nhà theo 3 phong cách sau:

1. Minimalism

Phong cách Minimalism là phong cách nội thất được ưa chuộng trong nhiều năm gần đây. Về tổng thể, bên trong một ngôi nhà tối giản cần đảm bảo được yếu tố xuyên suốt và giản lược. Nội thất tinh tế, giảm tối đa về chi tiết, ít phụ kiện rườm rà và không gian gọn gàng, ngăn nắp.

 Xây nhà cho người thích tối giản, kiến trúc sư gợi ý: Cần bớt “tham lam” trong việc lựa chọn màu sắc, vật liệu  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: CARL HANSEN & SØN


Màu sắc sử dụng trong phong cách tối giản không nhiều. Không nên dùng quá 4 màu, hợp lý hơn cả là 3 màu với tỷ lệ hòa trộn 60-30-10. 60% màu chủ đạo, 30% màu trung gian và 10% màu nhấn. Ưu tiên sử dụng gam màu trung tính.

2. Scandinavian

Scandinavian (hay còn gọi là phong cách Bắc Âu) là phong cách thiết kế đơn giản mà tinh tế. Phong cách này là lựa chọn rất phù hợp với những căn hộ nhỏ cần tạo không gian thoáng đạt. Những đặc điểm chính giúp bạn có thể tạo được phong cách thiết kế Scandinavian hoàn hảo là: màu trắng, gỗ, ánh sáng, hoa văn, lò sưởi.

 Xây nhà cho người thích tối giản, kiến trúc sư gợi ý: Cần bớt “tham lam” trong việc lựa chọn màu sắc, vật liệu  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Little Design


Màu trắng là màu chủ đạo của phong cách Scandinavian, ảnh hưởng từ màu của tuyết. Gỗ là vật liệu không thể thiếu, phổ biến nhất là gỗ teak. Một yêu cầu mật thiết của thể loại không gian này đó là ánh sáng. Cách tốt nhất để tạo nên một ngôi nhà mang phong cách Scandinavian hoàn hảo là tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên thay vì sử dụng quá nhiều ánh sáng nhân tạo.

 Xây nhà cho người thích tối giản, kiến trúc sư gợi ý: Cần bớt “tham lam” trong việc lựa chọn màu sắc, vật liệu  - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Little Design.


Ngoài ra, trong phong cách này. kiến trúc sư sẽ dùng các họa tiết hoa văn, màu sắc tinh tế làm điểm nhấn. Để không gian mang chất Scandinavian một cách toàn vẹn nhất, bạn có thể suy nghĩ đến việc lắp một chiếc lò sưởi dạng đèn.

3. Japandi

Japandi là sự kết tinh của hai phong cách: Nhật Bản trang nhã, tinh tế và Scandinavian lịch lãm, hiện đại. Phong cách Japandi trông sẽ cá tính, đậm đà hơn phong cách Bắc Âu, bởi Japandi có sự kết hợp giữa ánh sáng và những điểm nhấn bạo dạn của màu đen. Các đồ nội thất màu sáng sẽ được mix match với các món đồ nội thất màu đen theo tỷ lệ 70-30, vừa tạo ra vẻ ngoài yên bình nhưng lại rất bí ẩn.

 Xây nhà cho người thích tối giản, kiến trúc sư gợi ý: Cần bớt “tham lam” trong việc lựa chọn màu sắc, vật liệu  - Ảnh 5.

Ảnh minh họa: Combo Home


Phong cách này hạn chế sự xuất hiện của những mảng pastel, mà thay vào đó là các bảng màu lặng thiên về tông đất và gỗ. Ngoài ra, ở phong cách này, cần hạn chế số lượng vật dụng, đồ đạc không nên xếp dày mà phải chừa chỗ cho những khoảng trống. Bạn cũng không nên sử dụng loại vải quá dày dặn mà nên ưu tiên chất liệu mỏng, bề mặt thô với những quãng hở xuyên thấu. Cây xanh đặc biệt là những loại cây có tán thưa, lá thanh mảnh cũng là một trong những điểm nhấn chủ đạo của Japandi.

 Xây nhà cho người thích tối giản, kiến trúc sư gợi ý: Cần bớt “tham lam” trong việc lựa chọn màu sắc, vật liệu  - Ảnh 6.

Ảnh minh họa: Combo Home.


Nhà càng đơn giản tinh thần càng thư thái

KTS Đoàn Mạnh cho biết, để không gian sống trở nên tối giản nhưng vẫn đảm bảo tính tiện nghi, thẩm mỹ, ngôi nhà cần có đầy đủ công năng cơ bản và đưa vật liệu thiên nhiên trong nhà nhiều hơn, quan trọng là bớt tham lam trong lựa chọn màu sắc, vật liệu.

Với những người yêu thích không gian sống tối giản, cần tuân thủ một vài nguyên tắc trong việc lựa lựa chọn nội thất, sắp xếp, bố trí chúng để căn nhà được tối giản như mong muốn. Theo anh Đoàn Mạnh, trong căn nhà “tối giản”, nội thất có màu sắc thường đồng bộ hoặc chỉ nên có 3 màu sắc tối đa theo định hướng 60-30-10. Đồ đạc thì đủ cơ bản và bớt tham nhiều đồ. Ngoài ra, cần chọn đồ nội thất, phụ kiện tốt và bền vững sẽ có những ngôi nhà bền vững.

 Xây nhà cho người thích tối giản, kiến trúc sư gợi ý: Cần bớt “tham lam” trong việc lựa chọn màu sắc, vật liệu  - Ảnh 7.

Ảnh minh họa: Combo Home.


Sau khi ở 6 tháng đến 1 năm, đồ nào không dùng đến có thể cho bớt hoặc bỏ đi để ngôi nhà được gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Theo anh, nhà càng gọn gàng thì đầu óc gia chủ càng thư thái, thảnh thơi.

 Xây nhà cho người thích tối giản, kiến trúc sư gợi ý: Cần bớt “tham lam” trong việc lựa chọn màu sắc, vật liệu  - Ảnh 8.

“Một ngôi nhà tối giản đẹp giúp mình sống một cuộc sống duy mỹ, không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình và thế hệ tương lai. Sống ở trong ngôi nhà đẹp, có tranh, có thảm, mùi thơm làm cuộc sống dễ chịu và duy mỹ”, KTS Đoàn Mạnh nói thêm.

Link nội dung: https://tintuc365.net/xay-nha-cho-nguoi-thich-toi-gian-kien-truc-su-goi-y-can-bot-tham-lam-trong-viec-lua-chon-mau-sac-vat-lieu-a2555.html