Giặt ủi, vệ sinh - xu hướng mới trong nhượng quyền thương mại tại Việt Nam?
Theo kết quả khảo sát của hãng nghiên cứu Statista cho thấy thị trường giặt ủi toàn cầu năm 2022 có giá trị hơn 100 tỉ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 3,77% và tại thị trường Việt Nam, ngành giặt ủi có quy mô lên đến gần 1,2 tỉ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 4,25%.
Ông Lê Phước Phúc - người sáng lập và điều hành HERAMO, cũng nhận định thị trường giặt ủi còn nhiều tiềm năng khai thác. Mặc dù hiện nay hầu hết các gia đình đều sở hữu máy giặt riêng, song một cuộc khảo sát với hơn 200 người của công ty cho thấy có khoảng 30% nhóm đối tượng đang sử dụng dịch vụ giặt ủi cho đồ mặc hằng ngày ở bên ngoài. Đặc biệt, hơn 50% đối tượng khảo sát sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp bên ngoài để vệ sinh các món khó giặt như vest, váy đầm, giày, sofa, nệm, rèm…
Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay là các mô hình nhượng quyền giặt ủi vệ sinh ở Việt Nam còn nhiều bất cập, khi đa phần các mô hình này tại Việt Nam, ít nhiều đều bị biến tướng.
Qua một cuộc khảo sát hơn 300 cửa hàng nhượng quyền giặt ủi, vệ sinh tại Việt Nam thì ở Việt Nam mô hình nhượng quyền về ngành này đang bị chia thành 2 dạng:
Đầu tiên là mô hình bán máy thường ít được ưa chuộng hơn khi các chủ cửa hàng không được hướng dẫn chu đáo trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Mô hình thứ hai bài bản hơn, nhưng sẽ đúng hơn khi gọi đây là mô hình "khởi tạo cửa hàng" hơn là một mô hình nhượng quyền. Mô hình này sẽ tập trung mạnh hơn về việc đào tạo kỹ năng, kiến thức chuyên môn về nghề, chủ yếu thêm là các cách vệ sinh thủ công, để cho những nhà đầu tư có thể kết hợp vệ sinh máy và vệ sinh thủ công, giảm thiểu tiền đầu tư mà vừa có thể đáp ứng được thêm nhiều dịch vụ, nhu cầu của khách hàng hơn so với mô hình một. Tuy nhiên, đây vẫn chưa thực sự được coi là một mô hình nhượng quyền khi mà bản thân các cửa hàng trong chuỗi vẫn rất rời rạc chưa thực sự hoạt động như một chuỗi, không có sự kiểm soát chặt chẽ về giá, về chất lượng, về vận hành mỗi cửa hàng bán một giá, không đồng đều chất lượng, tự cạnh tranh lẫn nhau,...
Bên bán nhượng quyền thay vì tập trung gây dựng, phát triển thương hiệu hướng đến tập khách hàng mục tiêu là những người có nhu cầu giặt giũ, vệ sinh đồ, thì chỉ tập trung hướng đến việc quảng cáo cho tập khách hàng có nhu cầu mở cửa hàng nhượng quyền, với mục tiêu làm sao khởi tạo được càng nhiều cửa hàng càng tốt.
Thấu hiểu được những khó khăn đó, HERAMO - giặt ủi vệ sinh cao cấp 4.0 đã triển khai mô hình nhượng quyền cùng với các ưu điểm: Đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư xuyên suốt quá trình kinh doanh từ hoạt động thiết kế khởi tạo cửa hàng đến quy trình vận hành kinh doanh cho tới quá trình chăm sóc khách hậu bán hàng. Không cần đầu tư máy móc, không phải lo lắng về việc phải trực tiếp vệ sinh, giặt giũ, xử lý đồ. Vốn đầu tư ban đầu rất thấp, chỉ từ 200+ triệu, có lợi nhuận ngay sau 3 - 6 tháng & hoàn vốn sau 12 - 18 tháng. Áp dụng công nghệ 4.0 xuyên suốt hành trình khách hàng nhằm gia tăng trải nghiệm dịch vụ, đảm bảo sự tiện nghi, chất lượng và sự an tâm của khách hàng.
Nguồn: heramo.com
Sau hơn 5 năm thành lập, với nền tảng công nghệ và hiểu biết sâu sắc về khách hàng, về ngành, HERAMO đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong ở TP.Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giặt ủi, vệ sinh giày, giặt hấp được hơn 60.000 khách hàng tin yêu, lựa chọn. Với bề dày đó, HERAMO chắc chắn là 1 lựa chọn cực kỳ tiềm năng dành cho nhà đầu tư, đặc biệt là trong giai đoạn 2023 nhiều biến động sắp tới.