4 tư duy sai lầm khiến một người mãi chẳng thể đổi đời, càng đầu tư càng rơi vào thua lỗ: Chọn nhầm cổ phiếu là nước đi mạo hiểm nhất

Những thói quen rất thông thường trong ngày ví dụ như câu cửa miệng “Biết ngay mà” cũng là một biểu hiện của lối tư duy sai lệch, rơi vào lòng tuần hoàn ác tính không thể thoát khỏi cái nghèo.

Có một câu nói đáng suy ngẫm đặt trong bộ phim nổi tiếng "Bố già": “Có người chỉ mất nửa giây để nhìn thấu bản chất của sự vật, nhưng có người lại mất cả đời cũng không thể nhận ra điều đó. Đây chính là nguyên do quyết định những số phận hoàn toàn khác nhau của mỗi người.”

Tại sao lại xuất hiện sự chênh lệch này? Xét đến cùng, đó là do khoảng cách nhận thức từ trong tư duy của mọi người. Trong cuộc sống, tư duy có thể giúp chúng ta làm được tất cả. Nếu không có tư duy, xã hội sẽ không bao giờ có thể phát triển được như ngày hôm nay. Đó là nhân tố quyết định sức sáng tạo, đổi mới và tiến bộ mỗi ngày, ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai một người có thể thành công hay không.

Một người phải nhận thức rõ về thực tế, sắc sảo trong suy nghĩ, nhạy bén trong tư duy và nhanh chóng trong hành động thì mới có thể đạt tới thành công của riêng mình mà không ai giành lấy hay cướp mất được. Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của tư duy sẽ thay đổi tương lai một người như thế nào.

Thế nhưng, trên thực tế, lại có rất nhiều nhận thức không chính xác khiến chúng ta dễ sai lệch tư duy. Sau đây là những tư duy sai lầm mà chúng ta cần sớm nhận ra để thay đổi trước khi chúng trở thành rắc rối lớn, cản bước tiến bộ sau này.

1. Thiên lệch nhận thức muộn (Hindsight Bias): “Biết ngay mà!”

Thiên lệch nhận thức muộn là hiện tượng thường thấy khi mọi người có xu hướng dùng kiến thức của mình để đánh giá về khả năng xảy ra của một sự việc đã xảy ra trong hiện thực, và họ cho rằng sự việc đó xảy ra đúng với những gì họ dự đoán. Nói cách khác, mọi thứ diễn ra có vẻ rõ ràng và dễ đoán hơn hẳn sau khi chúng đã thực sự xảy ra.

Hiện tượng này sẽ vô cùng quen thuộc khi được diễn tả bằng những cụm từ như là “Biết ngay mà”, “Thể nào mà chẳng như vậy”, “Ngay từ đầu tôi đã biết vậy rồi”... Dường như khi mở đầu vậy, chúng ta sẽ thực sự trở thành những người “biết tuốt”, là một Gia Cát Lượng thực thụ.

4 tư duy sai lầm khiến một người mãi chẳng thể đổi đời, càng đầu tư càng rơi vào thua lỗ: Chọn nhầm cổ phiếu là nước đi mạo hiểm nhất - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: The Money Fool

Ví dụ như sau khi một trận đấu bóng đá kết thúc, rất nhiều người thường sẽ bắt đầu trở thành một “chuyên gia” và bình luận “Tôi biết mà, thể nào đội A cũng sẽ thắng vì ABC XYZ…”

Nghe thì có vẻ phân tích rất có lý, nhưng thực sự, tư duy của họ đang đi vào xu hướng Thiên lệch nhận thức muộn. Nếu bắt họ đưa ra dự đoán trước khi trận đấu bắt đầu, sợ rằng đáp án sẽ tương phản hoàn toàn.

Với bất cứ sự vật hiện tượng gì, khi chúng ta đã biết kết quả rồi mới đi tìm chứng cứ chứng minh điều đó có thể xảy ra, thì thật sự quá dễ dàng. Sau đó, chúng ta sẽ rơi vào ảo tưởng tự đánh giá bản thân quá cao, gây ảnh hưởng tới phương hướng tư duy thông thường.

2. Ảnh hưởng từ địa vị

Khi đối mặt với một người có địa vị cao hơn mình, tự bản thân chúng ta cho rằng mình thua kém họ về một mặt nào đó, thì năng lực tư duy độc lập của chúng ta dễ bị suy giảm. Việc lắng nghe, tiếp thu và thậm chí hành động y hệt theo ý kiến của đối phương sẽ dễ xảy ra hơn.

Ví dụ bạn được người quen giới thiệu với một lãnh đạo công ty chứng khoán nào đó. Kể từ đó, bạn thường mua cổ theo vị lãnh đạo này. Chỉ cần là loại cổ mà người này đề cử, cho dù đó là một ngành sản xuất hoặc hoặc công ty không thuộc phạm vi nhận thức và hiểu biết của mình, bạn vẫn dễ dàng lựa chọn tin tưởng và mua theo.

Vài năm sau, khi kiểm kê lại giá trị các khoản đầu tư, bạn mới nhận ra rằng cổ phiếu mình mua theo vị lãnh đạo kia trong thời gian qua thực sự không có quá nhiều lợi nhuận như mình nghĩ. Thậm chí, còn có phần kém hơn đôi chút so với giai đoạn bạn tự nghiên cứu và đầu tư.

Trên thực tế, đầu tư chứng khoán luôn tồn tại rủi ro, không ai có thể ổn định kiếm lời mà không từng thua thiệt, tổn thất cả. Trước mỗi lần đầu tư, cần phải thực sự am hiểu và chắc chắn về tình hình của ngành nghề hoặc công ty đó để giảm thiểu rủi ro xuống mức tối đa. Thế nhưng, dù là một người có kinh nghiệm, bạn rất dễ bị ảnh hưởng mù quáng bởi suy nghĩ “của chuyên gia”.

3. Chi phí chìm

Chi phí chìm liên quan đến các chi phí đã mất đi mà không thể lấy lại được, thực sự phát sinh nhưng rất ít khi được đề cập, dự toán trước.

Các chi phí rủi ro cũng có thể tính như một dạng chi phí chìm. Khi bạn đã tốn rất nhiều tiền để sản xuất một lô hàng, nhưng trong quá trình bảo quản lại gặp sự cố bất đắc dĩ như mất điện, khiến toàn bộ lô hàng bị hỏng, không thể bán ra được nữa. Vậy những chi phí sản xuất và bảo quản đã bỏ ra đều không còn cách nào để thu hồi được nữa.

4 tư duy sai lầm khiến một người mãi chẳng thể đổi đời, càng đầu tư càng rơi vào thua lỗ: Chọn nhầm cổ phiếu là nước đi mạo hiểm nhất - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: The Balance

Ở một khía cạnh khác, thời gian, công sức và năng lượng mà bạn đã bỏ ra cũng có thể được xem là một loại chi phí chìm. Lấy ví dụ ngay từ trong đời sống, rất nhiều người phụ nữ phải chịu đựng ông chồng bạo lực, vũ phu, nhậu nhẹt, ăn chơi trác táng… Cả ngày họ có thể than trời trách đất, lấy nước mắt rửa mặt, nhưng khi được khuyên bảo bỏ chồng để bắt đầu một cuộc sống khác đi thì họ lại từ chối.

Những người phụ nữ này thường tự nhủ rằng: "Tôi đã dành quá nhiều thời gian và công sức cho anh ấy, gần như cả thanh xuân đều cho anh ta rồi, bây giờ mà bỏ nhau thì đi đâu đòi lại?”

Hiển nhiên là tư duy họ đã rơi vào cái bẫy của chi phí chìm. Khi họ coi những phí tổn mất đi mà không phục hồi được là quá nghiêm trọng, họ sẽ rất khó có khả năng ngăn chặn sự việc đó tiếp tục diễn ra, cuối cùng đưa ra những quyết sách không lý trí, làm cho phí tổn ngày càng lớn hơn.

4. Hiệu ứng Zeigarnik, hay còn gọi lại “tình cũ khó quên”

Trong tâm lý học, hiệu ứng Zeigarnik nói rằng mọi người nhớ tới các nhiệm vụ chưa hoàn thành hoặc bị gián đoạn tốt hơn các nhiệm vụ đã hoàn thành. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng: Bất cứ điều gì không có được, và những gì đã từng có nhưng lại mất đi, luôn là quý giá nhất.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng, chúng ta luôn có những ký ức sâu sắc nhất về những điều mình chưa đạt được, nhưng lại dễ dàng quên đi những điều đã có trong tay.

Ví dụ như bạn từng thích thầm một cô gái, nhưng do dự không quyết đoán nên bỏ lỡ nhau, cô gái đó sẽ trở thành một hình tượng mối tình đầu mãi mãi không quên.

Ví dụ như một dự án không thuộc phạm vi am hiểu của mình, nhưng nhìn người ta ăn nên làm ra, thì chúng ta cũng sẽ cố chen chân bằng được vào lĩnh vực đó.

Bởi vì chưa thể hoàn thành, chưa thể hoàn toàn sở hữu nên mới đặc biệt thích làm, đặc biệt muốn làm dù phải đánh đổi bằng chi phí rất lớn, rủi ro rất cao. Đây chính là một dạng tư duy sai lệch bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý Zeigarnik khiến người ta dễ đưa ra những quyết định sai lầm.

Link nội dung: https://tintuc365.net/4-tu-duy-sai-lam-khien-mot-nguoi-mai-chang-the-doi-doi-cang-dau-tu-cang-roi-vao-thua-lo-chon-nham-co-phieu-la-nuoc-di-mao-hiem-nhat-a3635.html