Các mục cần có trong bảng kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm:
- Mục tiêu
- Khoản thu chi theo ngày/tháng/quý/năm
- Khoản tiết kiệm, đầu tư
- Thời gian hoàn thành mục tiêu
Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là vô cùng quan trọng, giúp ích cho cả ngắn hạn và dài hạn.
1. Viết ra mục tiêu 1 cách rõ ràng theo thứ tự ưu tiên
Trong năm vừa qua, tình hình kinh tế nhiều biến động hẳn đã khiến nhiều người thay đổi và nâng cao quyết tâm hình thành thói quen mới trong việc lập kế hoạch chi tiêu.
Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào thực hiện, người ta luôn biết mình cần phải lên kế hoạch cụ thể. Song, có 1 sai lầm mà nhiều người khi lập kế hoạch thường mắc phải đó là lập mục tiêu thiếu sự rõ ràng và không khả thi. Đôi khi bạn chìm đắm vào những ý tưởng, dự định rất hay nhưng lại quên mất đi tính thực tế, kết quả là kế hoạch thất bại.
Thay vì đặt mục tiêu quá "to lớn" dễ khiến chúng ta chán nản và chùn bước, việc chia nhỏ mục tiêu và từ từ "chinh phục" sẽ tốt hơn rất nhiều. Sau khi đã chia nhỏ mục tiêu, bạn nên phân nhỏ chúng vào mỗi danh sách những việc cần làm cụ thể để các đầu việc trở nên chi tiết và dễ thực hiện hơn.
Viết mục tiêu 1 cách rõ ràng và chia thành nhiều phần nhỏ để dễ thực hiện hơn.
2. Luôn xem lại kế hoạch mỗi ngày
Kiểm tra và theo dõi sát sao kế hoạch cũng như các công việc cần làm mỗi ngày để thực hiện mục tiêu chính là việc tiếp theo.
Nhiều người thường cảm thấy ngần ngại và lười biếng mỗi khi nghĩ đến việc phải thực hiện nó mỗi ngày. Song, hãy nhớ rằng, thường xuyên xem lại kế hoạch để chỉnh sửa kịp thời sẽ giúp mọi việc nằm trong tầm kiểm soát của bạn, từ đó giúp bạn sớm hoàn thành mục tiêu tài chính mà không quá vất vả.
3. Học cách tiết kiệm
Dù bạn có lập kế hoạch kĩ càng hay theo dõi mọi thứ sát sao như thế nào mà không thể tiết kiệm thì hãy cứ yên tâm là mọi chuyện vẫn sẽ tiến triển theo chiều hướng tiêu cực như thế.
Một vài giải pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng chính là hãy cắt giảm bớt các thú tiêu khiển tốn kém nhiều như truyền hình cáp hay truyền hình vệ tinh. Thay vào đó là tìm kiếm các dịch vụ miễn phí hoặc giá rẻ, chẳng hạn như xem phim truyền hình với laptop mạng Internet. Đồng thời tận dụng tối đa các phiếu giảm giá trong các dịp mua sắm.
Học cách thắt chặt chi tiêu hơn, chỉ dành tiền mua những thứ xứng đáng và có giá trị lâu dài sẽ giúp bạn tạo được nền móng vững chắc khi xây kế hoạch cho chính của cuộc đời của mình.
4. Cân nhắc tới việc trả hết các khoản nợ
Gần như ai cũng sẽ có các khoản nợ to nhỏ của mình. Vậy nên, trước khi bắt tay vào việc tích luỹ, cách tốt nhất là bạn nên giải quyết triệt để các khoản nợ. Nếu không, ít nhất hãy cố gắng thanh toán hết các khoản nợ có lãi suất cao để tránh tạo thêm gánh nặng trong tương lai, cản trở quyết tâm tích luỹ.
Nếu vẫn đang nợ thẻ tín dụng, hãy cố gắng thanh toán hết.
5. Nhìn nhận và đánh giá lại từ chính sai lầm trong chi tiêu của mình
Năm cũ qua đi, năm mới bắt đầu chính là thời điểm lý tưởng để chúng ta ngồi lại và nhìn nhận các vấn đề của bản thân. Nhiều người thường cho rằng, những gì đã qua, hãy để cho nó qua đi. Song, trong việc lập kế hoạch tài chính, nếu như bạn không biết mình đã mắc sai lầm ở đâu, bạn mãi mãi không bao giờ rút ra được bài học cho chính mình để không phạm phải, gây hao hụt ngân sách, khiến bạn khó lòng chạm tới mục tiêu.
6. Tìm cách tăng thu nhập
Bạn có thể tăng thu nhập bằng cách làm thêm 1 công việc mới, cũng có thể tự mình đầu tư và khởi nghiệp. Tuy vậy, nếu không chắc về kinh doanh, lời khuyên cho bạn trong năm 2023 là hãy chọn cách tăng thu nhập an toàn, mà điển hình ở đây có thể là tìm thêm 1 công việc mới.
7. Chuẩn bị sẵn quỹ khẩn cấp
Kể từ khi đại dịch xuất hiện và có những tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế, chắc hẳn trong số chúng ta đều đã có ý thức hơn về việc cần có trách nhiệm với các khoản tiền của mình.
Tốt hơn hết là bạn hãy chuẩn bị sẵn cho mình quỹ khẩn cấp với số tiền tối thiểu 6 tháng lương trước khi bắt tay vào thực hiện những kế hoạch khác liên quan đến tài chính.
Khi đã có một kế hoạch tài chính hiệu quả và quỹ dự phòng ổn định, bạn sẽ không còn quá áp lực về tiền bạc, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung làm việc và hưởng thụ cuộc sống.
8. Luôn có kế hoạch dự phòng, linh hoạt thay đổi để thích ứng
Một điều quan trọng không thể bỏ qua khi lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đó là dự phòng tài chính. Khi sức khỏe tài chính ổn định, đó mới là lúc bạn có thể yên tâm trước các biến động cuộc sống và tự tin thực hiện tiếp những kế hoạch còn dang dở của mình.
Đồng thời, hãy lưu ý rằng, việc thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra là điều tốt. Song, bạn cũng đừng nên quá cứng nhắc trong quá trình thực hiện. Bởi vì trong cuộc sống sẽ có rất nhiều sự thay đổi và kế hoạch của bạn ở thời điểm lập ngân sách không còn phù hợp nữa. Đó cũng là lý do vì sao bạn cần theo dõi sát sao kế hoạch của mình hằng ngày nếu muốn chạm tay vào mục tiêu tài chính đã đề ra.
Nhìn chung, bạn càng thiết lập ngân sách 1 cách hợp lý, cụ thể và rõ ràng bao nhiêu thì việc tự do tài chính trong tương lai càng dễ đạt được bấy nhiêu.