Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trường Hải. |
Đó là chia sẻ của ông
THACO mạnh tay đầu tư vào công nghiệp phụ trợ. Ảnh Hoài Văn
Các ý kiến cho rằng, miền Trung có nhiều lợi thế tự nhiên do vị trí địa lý mang lại, nhiều cảng nước sâu và các ngành công nghiệp dựa vào cảng biển có cơ hội phát triển như lọc hóa dầu, đóng tàu, sản xuất thép, công nghiệp nặng, công nghiệp ô tô. Những sản phẩm công nghiệp từ miền Trung đã xuất đi khắp thế giới, mang về hàng tỷ USD cho đất nước mỗi năm, trong số đó, có nhiều sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ ngày càng cao. Một số doanh nghiệp "đầu đàn" khi vào khu vực đã kéo theo các nhà thầu phụ, dần tạo sự phát triển lan tỏa. Hàng trăm doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ, nhà thầu phụ mọc lên.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp lớn đều chung nhận định rằng nền tảng công nghiệp phụ trợ tại miền Trung hiện vẫn còn quá yếu để đáp ứng được nhu cầu phát triển, đặc biệt trong các ngành có hàm lượng công nghệ cao. Tính liên kết giữa các doanh nghiệp, địa phương trong vùng còn lỏng lẻo, chưa tạo được hệ thống cung ứng đủ mạnh.
Việc thiếu hụt chuỗi cung ứng làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhà máy sản xuất bảng mạch, thiết bị điện tử miền Trung đều phụ thuộc nặng nề vào chuỗi cung ứng ở các trung tâm công nghiệp hai đầu Bắc - Nam hoặc nước ngoài. Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp tại miền Trung còn nhiều hạn chế. Động lực tăng trưởng của Vùng chưa đồng đều, tốc độ tăng trưởng công nghiệp còn chưa cao.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. |
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh, cho rằng, vấn đề liên kết phát triển công nghiệp miền Trung được đặt ra từ lâu và đã triển khai thực hiện quyết liệt nhưng thực tế hiệu quả chưa như kỳ vọng. Miền Trung đã làm được rất nhiều trong liên kết phát triển du lịch, xây dựng được thương hiệu con đường di sản, còn liên kết về công nghiệp vẫn đang là vấn đề các địa phương đau đáu mong mỏi.
Chia sẻ từ câu chuyện thực tế của doanh nghiệp “đầu đàn”, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trường Hải - cho rằng, tính tự chủ của một ngành công nghiệp chính là việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí. Nó được định nghĩa như một cây có bộ rễ mạnh, cây muốn đứng vững được thì rễ phải cứng, giữ được thân khi gió bão, mang chất dinh dưỡng cho cây. Ngành “công nghiệp xương sống” này đòi hỏi sự bền bỉ, chịu đựng, chịu khó, từng bước.
Vị tỷ phú này cũng cho rằng, mấu chốt của nền công nghiệp tự chủ đó là công nghiệp cơ khí chế tạo, cần khởi xướng, khuyến khích những startup gắn với công nghiệp cơ khí. “Khởi nghiệp trong sản xuất thiết bị, vật dụng liên quan đến đời sống, liên quan tất cả ngành nghề kinh doanh. Đây là startup nhanh nhất, gọn nhất, thiết thực và dễ làm nhất”, ông Dương chia sẻ. Ngoài ra, sứ mệnh của những doanh nghiệp lớn là hỗ trợ, giúp đỡ những staup, tạo nền tảng cơ bản trong chuỗi sản xuất về gia công cơ khí.
Link nội dung: https://tintuc365.net/ty-phu-tran-ba-duong-chi-cach-startup-de-kiem-tien-nhat-a5848.html