Ông Matsumoto Nobuyuki Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM. trích kết quả Báo cáo sơ bộ về "Khảo sát thực trạng các doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài năm tài chính 2023" do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JETRO) thực hiện khi được hỏi về tình hình đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Triển vọng hợp tác năng lượng tái tạo
Bình luận về chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Matsumoto Nobuyuki cho biết, vấn đề tăng cường hợp tác khử cacbon cũng sẽ được thảo luận tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản.
Việt Nam đặt mục tiêu không phát thải carbon ròng vào năm 2050, ưu tiên sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và năng lượng tái tạo, thực hiện các mục tiêu tại Quy hoạch điện VIII (PDP8).
Tương tự Việt Nam, Nhật Bản và các nước tham dự Hội nghị cũng hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2025.
"Các nhà đầu tư Nhật Bản coi đây cũng là cơ hội kinh doanh tuyệt vời," ông Matsumoto Nobuyuki cho biết.
Khi cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) và thị trường tín dụng carbon bắt đầu đạt được tiến bộ cụ thể tại Việt Nam, nhiều dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực này sẽ được thực hiện.
Vững tin vào thị trường Việt Nam
Trưởng đại diện JETRO cho biết, năm 2023, tình hình đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam thấp hơn dự báo.
Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Tổng vốn đầu tư FDI của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam sụt giảm 32,5% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và sự mất giá của đồng yên.
Cụ thể, trong năm 2023, đồng yên suy yếu tới 43% so với ba năm trước làm suy giảm đáng kể mong muốn mở rộng đầu tư nước ngoài của nhà đầu tư từ "xứ sở mặt trời mọc".
Tuy nhiên, ông Matsumoto Nobuyuki cho biết, số lượng dự án FDI Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam lại tăng 23,3%. Lượng khách đến JETRO tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục tăng cao. Điều này cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn dành sự quan tâm rất cao đến thị trường Việt Nam.
Đặc biệt, theo báo cáo, 56,7% doanh nghiệp Nhật Bản cho biết họ có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới. Con số này cao hơn mức trung bình của ASEAN là 47,5% và chỉ đứng sau Lào (63,3%).
Dựa trên kết quả trên, ông Matsumoto Nobuyuki dự báo, tình hình thu hút FDI Nhật Bản của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu và mức độ cải thiện mất giá của đồng yên, nhưng dự kiến, đầu tư từ Nhật Bản trong năm 2024 sẽ tập trung vào nhu cầu nội địa tại Việt Nam.
"Không có bí kíp thần kỳ nào để thu hút FDI. Điều quan trọng nhất là Việt Nam phải từng bước cải thiện môi trường đầu tư," ông Matsumoto Nobuyuki nhấn mạnh.
Ông cũng khuyến nghị Chính phủ nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của các thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghiệp trình độ cao và thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ./.
Link nội dung: https://tintuc365.net/nhieu-nha-dau-tu-nhat-ban-co-ke-hoach-mo-rong-kinh-doanh-tai-viet-nam-a75079.html