Biến đổi khí hậu 'mở lối' cho sự ra đời của xe năng lượng mới
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại đối mặt trong thế kỷ 21. Các chuyên gia cho rằng, để duy trì khí hậu dễ sống, lượng khí thải carbon trung bình hàng năm trên đầu người sẽ cần phải giảm từ 6,3 tấn (năm 2020) xuống còn 2,1 tấn vào 2030. Là lĩnh vực tạo ra lượng khí thải carbon lớn nhất, ngành giao thông vận tải đang đứng trước những thôi thúc buộc phải chuyển mình để góp phần mở ra tương lai xanh cho thế giới.
Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp này có tiềm năng cải thiện lớn nhờ sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Xe năng lượng mới (NEV), bao gồm các loại xe thuần điện (BEV), xe xăng lai điện (HEV), xe hybrid sạc điện (PHEV) và xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro (FCEV) đang mang đến giải pháp bền vững cho tương lai của nhân loại.
NEV có khả năng giảm đáng kể lượng phát thải từ giao thông vận tải và đang được coi là sáng chế tiên phong trong việc giúp thế giới đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu. Theo Liên Hợp Quốc, chuyển đổi từ xe thông thường sang xe điện có thể giúp giảm lượng khí thải carbon trung bình khoảng 2 tấn mỗi năm. Điều này cho thấy NEV không chỉ giảm phát thải nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và duy trì sự bền vững.
Điểm sáng trong cuộc cách mạng chính là sự ủng hộ của người dùng dành cho xe năng lượng mới ngày càng cao. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), doanh số bán xe điện đạt gần 14 triệu vào năm 2023, nâng tổng số xe điện lưu thông trên đường lên 40 triệu. Doanh số này cao gấp 6 lần so với năm 2018, chỉ 5 năm trước đó.
Cùng với đó, xe điện chiếm khoảng 18% thị phần ô tô trong năm 2023 và ngày càng đa dạng với gần 600 mẫu, tăng 15% so với năm 2022. Các chuyên gia dự đoán, số lượng ô tô điện bán ra sẽ tăng lên 20% chỉ trong 4 năm tới, đến năm 2030 tăng lên 40% và tăng 85% vào năm 2035.
Thương hiệu xe năng lượng mới BYD hiện thực hoá 'giấc mơ xanh'
Đặt mục tiêu giải quyết hai vấn đề cấp bách của đô thị hóa là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông, BYD từ sớm đã tập trung vào giao thông xanh và chiến lược điện hóa toàn chuỗi công nghiệp. Nhằm hướng đến điện khí hóa phương tiện giao thông công cộng và "Chung tay làm mát Trái đất thêm 1 độ C" (cool the Earth by 1°C), BYD tự sản xuất gần như toàn bộ linh kiện để chủ động phát triển xe điện và hệ thống giao thông đường sắt.
Với đội ngũ hơn 102.800 kỹ sư R&D và 11 trung tâm nghiên cứu, BYD đăng ký trung bình 32 bằng sáng chế mỗi ngày và được cấp phép 15 bằng. Nhờ vậy, công ty nắm vững các công nghệ cốt lõi của toàn bộ chuỗi công nghiệp xe NEV, chẳng hạn như pin, động cơ điện, bộ điều khiển điện tử... BYD chỉ mất trung bình 18 tháng để ra mắt một mẫu xe hoàn toàn mới, trong khi các hãng xe khác thường mất từ 3 đến 5 năm cho quy trình này. Trong những năm gần đây, BYD đã công bố những công nghệ độc quyền được toàn thế giới biết đến như pin Blade, nền tảng e-Platform 3.0, công nghệ CTB (Cell-to-Body).
Không những thế, BYD còn đầu tư vào công nghệ sản xuất để việc bảo vệ môi trường xuất phát từ chính các nhà máy của mình. Cụ thể, công ty tối ưu hóa mọi giai đoạn sản xuất, từ thiết kế và kỹ thuật đến sản xuất và lắp ráp nhằm giảm lượng khí thải.
Bên cạnh đó, BYD mạnh mẽ cam kết tái sử dụng vật liệu trong chuỗi cung ứng. Thay vì chỉ đơn giản là thải bỏ pin đã qua sử dụng, BYD triển khai các chương trình tái chế, tái sử dụng nhằm tận dụng tối đa sản phẩm, giảm việc khai thác mới các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tóm lại, "giấc mơ xanh" luôn là ưu tiên hàng đầu tại BYD trong quá trình tạo ra các sản phẩm xe năng lượng mới phục vụ khách hàng. Tham gia vào thị trường Việt Nam với khởi đầu bằng BYD SEAL, BYD ATTO 3, BYD DOLPHIN, BYD kỳ vọng chung tay hình thành nền móng vững chắc cho một tương lai xanh, cũng như đóng góp vào mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết cùng cộng đồng quốc tế.
MT