Huế không chỉ có di sản

Admin
Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển.

Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh

Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một vùng đất địa linh nhân kiệt với chiều sâu văn hoá, di sản, kết tinh nhiều giá trị của nền văn minh nhân loại, giàu bản sắc.

Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 6 di sản của riêng Huế. Tuy nhiên, ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng sâu sắc với du khách bởi cảnh quan thân thiện môi trường ngay giữa lòng đô thị: cây xanh, công viên xanh bố trí trải đều khắp thành phố, dọc các con sông…

Huế không chỉ có di sản- Ảnh 1.

Thành phố Huế có rất nhiều cây xanh và công viên xanh (Ảnh: Lê Đình Hoàng)

Và bằng những nước đi chiến lược, cùng những kế hoạch thực tế, địa phương này đang ngày càng cho thấy khi nhắc đến Huế, người ta không chỉ nhớ đến các di sản mà còn ấn tượng bởi một thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển hàng đầu cả nước.

Trong thời gian vừa qua, Huế là địa phương đi đầu trong việc hành động hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường sống, môi trường du lịch xanh, sạch, trở thành đô thị du lịch sinh thái giai đoạn tới đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu phát thải khí nhà kính Net Zero 2050 của Việt Nam.

Có thể kể đến những hoạt động, việc làm thiết thực để tạo dựng môi trường du lịch xanh – sạch – đẹp, an toàn, thân thiện với du khách như: "Ngày Chủ nhật xanh", "60 phút sạch nhà, đẹp ngõ", giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành du lịch, cam kết chung tay bảo vệ động vật hoang dã….

Huế không chỉ có di sản- Ảnh 2.

Phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" lan tỏa đến mỗi người dân ở Huế.

Ngành du lịch Thừa Thiên-Huế đang phát triển theo hướng xanh, bền vững dựa trên những giá trị văn hóa, di sản. Minh chứng cho điều này là, vừa qua, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á (ATF) năm 2024 diễn ra tại thủ đô Vientiane của Lào, du lịch Thừa Thiên-Huế vinh dự nhận 3 giải thưởng ở 3 hạng mục: Thành phố Du lịch sạch ASEAN 2024 (thành phố Huế); Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN 2024 (Điểm đến An Nhiên Garden); Địa điểm tổ chức MICE ASEAN 2024 (Khách sạn Silk Path Grand Huế).

Các giải thưởng du lịch ASEAN này sẽ góp phần tôn vinh và phát triển thương hiệu du lịch Thừa Thiên-Huế trong khu vực và là cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch cũng như các tổ chức du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp thị hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá thương hiệu du lịch địa phương, nhất là các sản phẩm du lịch xanh.

Huế không chỉ có di sản- Ảnh 3.

Tour đạp xe đạp tham quan các di sản ở Huế rất thu hút du khách.

Thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện địa phương này đã xây dựng các gói sản phẩm du lịch với chủ đề Tham khảo thêm

Thừa Thiên-Huế trước vận hội mới - Kỳ 3: Giải bài toán khó ở phía TâyThừa Thiên-Huế trước vận hội mới - Kỳ 3: Giải bài toán khó ở phía Tây
Lê Kông