Loại thảo mộc được sử dụng trong nấu ăn có tác dụng giảm kích thước khối u đến 85%, ngăn ngừa lão hóa não

Admin
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hương thảo ức chế sự phát triển của khối u bằng cách ngăn chặn các tế bào ung thư sao chép.

Chúng ta vẫn biết rằng có những thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư, chủ yếu là các loại rau củ. Nhưng bạn đã bao giờ nghe nói đến các loại rau gia vị cũng có giá trị phòng bệnh ung thư chưa?

Thực tế, một số loại thảo mộc có nguồn gốc thực vật được đánh giá là có đặc tính ức chế khối u, nhờ đó có thể ngăn ngừa ung thư rất tốt. Hương thảo là loại thảo mộc phát huy tốt đặc tính này.

Loại thảo mộc được sử dụng trong nấu ăn có tác dụng giảm kích thước khối u đến 85%, ngăn ngừa lão hóa não - Ảnh 1.

Vào năm 2019, một nghiên cứu của các nhà khoa học tại một số trường đại học ở Slovakia và Cộng hòa Séc được công bố trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế đã đánh giá tác dụng chống khối u của cây hương thảo.

Nghiên cứu ở chuột cho thấy cây hương thảo có thể làm giảm thể tích khối u tới 85% so với nhóm đối chứng.

Theo các tác giả, một nhóm các chất phytochemical trong cây hương thảo có thể hoạt động như chất chống oxy hóa, chống viêm và điều hòa miễn dịch làm giảm sự phát triển, lây lan của ung thư. Từ đó bảo vệ các tế bào khỏi ung thư.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hương thảo ức chế sự phát triển của khối u bằng cách ngăn chặn các tế bào ung thư sao chép.

Loại thảo mộc được sử dụng trong nấu ăn có tác dụng giảm kích thước khối u đến 85%, ngăn ngừa lão hóa não - Ảnh 2.

Theo Đại học bang Ohio, hương thảo rất giàu carnosol. Đây là một chất phytochemical có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường chức năng miễn dịch, hạn chế sản xuất hormone liên quan đến ung thư và hoạt động như một chất chống oxy hóa.

Vào năm 2011, một phân tích tổng hợp được công bố trên tạp chí Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã kiểm tra tác dụng bảo vệ của hương thảo đối với ung thư đại trực tràng và các loại ung thư khác. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng có nhiều tài liệu từ các nghiên cứu trên động vật và tế bào chứng minh tiềm năng chống ung thư của chiết xuất hương thảo và các thành phần của nó. Ngoài carnosol, các hợp chất khác như axit carnosic, axit rosmarinic, đều đã được chứng minh là hữu ích trong cuộc chiến chống ung thư.

Vào năm 2014, nghiên cứu được công bố trên PLOSOne đã củng cố những phát hiện này sau khi chỉ ra rằng chiết xuất hương thảo được dùng bằng đường uống có thể ngăn chặn đáng kể sự phát triển của khối u tới 46% ở chuột.

Loại thảo mộc được sử dụng trong nấu ăn có tác dụng giảm kích thước khối u đến 85%, ngăn ngừa lão hóa não - Ảnh 3.

Cây hương thảo (romarin - rosemary) còn gọi là cây tây dương chổi, tên khoa học Rosmarinus officinalis L., thuộc họ Hoa môi - Laminaceae. Tên hương thảo Rosmarinus xuất phát từ tiếng Latin: Ros có nghĩa là sương và marinus nghĩa là biển, gọi chung là sương của biển, nói đến nguồn gốc của cây này trên bờ biển Địa Trung Hải.

Một số lợi ích sức khỏe khác của cây hương thảo

- Bảo vệ, chống thoái hóa điểm vàng

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Investigative Ophthalmology & Visual Science (Điều tra Nhãn khoa & Khoa học Thị giác), dẫn đầu bởi tiến sĩ Stuart A. Lipton và các đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Y học Sanford-Burnham, tiết lộ rằng một axit carnosic, là thành phần chính của hương thảo, có thể thúc đẩy đáng kể sức khỏe của mắt.

Điều này có thể có các ứng dụng lâm sàng cho các bệnh ảnh hưởng đến võng mạc bên ngoài, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác - bệnh về mắt phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.

- Bảo vệ thần kinh và ngăn ngừa lão hóa não

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng hương thảo có thể giúp ích đáng kể ngăn ngừa lão hóa não. Theo thông tin lưu trữ tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, cho dù cần nhiều nghiên cứu hơn nhưng khả năng điều trị của hương thảo để phòng ngừa bệnh Alzheimer cho thấy nhiều hứa hẹn.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hương thảo chứa một thành phần gọi là axit carnosic, có thể chống lại thiệt hại bởi các gốc tự do trong não.

Một số nghiên cứu trên chuột đã xác định rằng hương thảo có thể hữu ích cho việc phục hồi ở những người đã trải qua cơn đột quỵ.

- Tăng cường trí nhớ và sự tập trung

Theo nghiên cứu được nêu trong Therapeutic Advances in Psychopharmacology (Những tiến bộ trị liệu trong tâm lý học), mùi thơm từ hương thảo có thể cải thiện hiệu suất, tốc độ và độ chính xác tập trung của một người.

Loại thảo mộc được sử dụng trong nấu ăn có tác dụng giảm kích thước khối u đến 85%, ngăn ngừa lão hóa não - Ảnh 4.

Tác dụng phụ khi dùng hương thảo với liều lượng lớn

Hương thảo thường an toàn khi dùng với liều thấp. Tuy nhiên, sử dụng với liều lượng lớn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, mặc dù điều này rất hiếm gặp.

Các tác dụng phụ bao gồm:

- Nôn mửa

- Co giật

- Hôn mê

- Phù phổi (chất lỏng trong phổi)

- Kích thích chảy máu kinh nguyệt

Ngoài ra, dùng hương thảo với liều lượng cao có thể gây sảy thai. Do đó, phụ nữ mang thai khi dùng hương thảo nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.