Nghỉ việc trước Tết hay sau Tết không quan trọng, đây mới là 4 điều nhất định phải nắm rõ để lựa chọn đúng đắn

Admin
Bỏ việc là một quyết định khó khăn và sống với sự hối tiếc cũng vậy. Do đó, quan trọng nhất là phải có sự chuẩn bị sẵn sàng, đặc biệt về mặt tâm lý.

Nếu hôm nay bạn đã nói với sếp của mình  “Tôi nghỉ việc”, thì nguyên nhân nên bắt nguồn từ ít nhất là một trong những điều sau: 

“Bạn  muốn dành nhiều thời gian để làm điều gì đó bạn yêu thích hơn, thay vì dùng đa số thời gian cho công việc không hấp dẫn ở thời điểm hiện tại”

“Bạn ghét những gì bạn đang làm”

“Bạn ghét những người bạn làm việc cùng”

“Bạn ghét công ty, những gì họ đại diện và giá trị của họ”

“Bạn cần một sự thay đổi”

“Bạn tìm kiếm một sự thử thách”...

Chẳng hạn như, trong trường hợp của nhiều người, họ không ngại làm việc trong lĩnh vực tài chính, nhưng nó không thực sự truyền cảm hứng vào mỗi buổi sáng họ thức dậy. Nghĩ đến công việc sắp tới, họ thở dài chứ không phải mỉm cười đầy sẵn sàng. 

Đó là lý do mà nhiều người trong số họ muốn nghỉ việc.

Tuy vậy, trước khi đưa ra lựa chọn và quyết định chính thức, đây là 4 điều nhất định phải nắm rõ:

1. Bỏ việc khó hơn bạn nghĩ

Bỏ việc có thể giống như thay đổi toàn bộ cuộc sống của mình.

Thường thì bạn đã trở nên thoải mái, quen biết hầu hết mọi người trong doanh nghiệp, cũng nắm rõ môi trường và đọc hiểu được bầu không khí xung quanh. Cho dù công việc, nghề nghiệp không phải lĩnh vực mà bạn thực sự yêu thích nhưng những người bạn làm việc cùng có thể đem lại cảm giác thân thiết như một gia đình. Do đó, quyết định nghỉ việc có thể khiến những thói quen hiện tại của bạn thay đổi rất nhiều.

Phần lớn lời khuyên trên internet đều gợi ý rằng, nếu bạn nảy ra ý định nghỉ việc thì đó là lúc để bạn thực sự nghỉ việc, hoặc bạn nhất định sẽ tìm được một công việc tốt hơn, xứng đáng hơn…

Nhưng chúng ta cần hiểu rằng, mọi quyết định đều cần có sự trả giá. 

Nghỉ việc trước Tết hay sau Tết không quan trọng, đây mới là 4 điều nhất định phải nắm rõ để lựa chọn đúng đắn - Ảnh 1.

Quyết định bỏ việc, sau đó bước vào sự nghiệp mơ ước hoàn toàn không dễ dàng và sảng khoái như việc khui một chiếc nắp chai. 

Quá trình nghỉ việc của bạn thường có thể trải qua những bước như thế này: Tỉnh dậy trong sự tự do và thoải mái - Tận hưởng sự tự do và thoải mái nhưng tâm trí bắt đầu có chút bất an - Bắt đầu lo lắng về tình hình tài chính nên chuẩn bị đi xin việc - Trải qua quá nhiều lần xin việc bị từ chối - Tự mình hối hận vì những gì đã xảy ra, lúc này, từ cửa miệng trở thành “nếu như”, “giá mà” - Đối mặt với nỗi sợ hãi vì không biết bao giờ tình trạng này mới kết thúc - Cố gắng tìm ra cái gì mình thực sự cần làm.

Nếu không có “plan B” cho quá trình nghỉ việc, chắc chắn bạn sẽ phải đương đầu với một chặng đường mệt mỏi. Nó sẽ lấy đi từng chút năng lượng, sự nhiệt tình và khả năng phục hồi mà bạn có. Khi đó, nghỉ việc giống như xé toạc miếng băng cá nhân và nhìn máu chảy khắp nơi vì vết vảy vẫn chưa lành hẳn. 

2. Tìm kiếm những gì bạn yêu thích

Mọi người đều cho rằng, nghỉ việc đòi hỏi bạn phải biết mình thực sự yêu thích điều gì.

Lời khuyên này nghe có vẻ hào nhoáng và lộng lẫy như hoàng hôn ở Santa Monica, nhưng nó hoàn toàn vô dụng nếu không được thực hiện đúng cách.

Đây là  cách  để tìm thấy những gì bạn yêu thích:

Lịch sử trình duyệt Internet của bạn hiển thị, gợi ý điều gì nhiều nhất? 

Nếu bước vào hiệu sách, nơi nào bạn sẽ dành phần lớn thời gian của mình?

Nếu viết ra tất cả những gì bạn đã làm ngoài phạm trù công việc, phần lớn thời gian đó đã xoay quanh điều gì?

Tại một buổi tụ họp bạn bè, bạn nói về điều  gì nhiều nhất? 

Một trong bốn câu hỏi này có thể sẽ dẫn tới những gì bạn yêu thích nhất. Đó mới là lý do bạn nên nghỉ việc.

Nghỉ việc trước Tết hay sau Tết không quan trọng, đây mới là 4 điều nhất định phải nắm rõ để lựa chọn đúng đắn - Ảnh 2.

3. Nỗi sợ hãi, bất an sẽ luôn gắn liền với quá trình nghỉ việc

Trong những tuần trước ngày từ chức, nhiều người sẽ bị tê liệt vì cảm giác sợ hãi trỗi dậy và gần như không vượt qua được. Đó là lúc ai cũng muốn rút lại quyết định của mình.

Một số người thì nhấn chìm khoảng thời gian đó trong sự bận rộn chuẩn bị cho những kế hoạch tiếp theo, chẳng hạn như mở rộng nguồn thu nhập, tìm một cách thức kiếm tiền khác, có dự định du lịch hoặc nghỉ ngơi xả hơi… Tất cả những điều này sẽ giúp họ nghĩ rằng mình đủ can đảm để đương đầu với sự bất an khi nghỉ việc.

Đó là một sự thật hiển nhiên. Quá trình nghỉ việc của bạn sẽ còn khó khăn cho đến khi bạn chính thức nhận được những kết quả thực sự tốt. Chỉ khi đó, bạn mới thấy bỏ việc có thể là điều tốt nhất bạn từng làm.

Nên nhớ rằng, nếu bạn không bao giờ đưa ra một quyết định khó khăn như nghỉ việc thì bạn sẽ luôn sống trong sự hối tiếc trong suốt phần đời còn lại của mình về những gì có thể xảy ra. Hối tiếc sẽ giết chết ước mơ của bạn nhiều hơn là từ bỏ công việc của bạn.

Nghỉ việc trước Tết hay sau Tết không quan trọng, đây mới là 4 điều nhất định phải nắm rõ để lựa chọn đúng đắn - Ảnh 3.

4. Hãy tự đặt câu “Nếu không làm bây giờ thì…”

Chính suy nghĩ này đã thúc đẩy nhiều người có thể vượt qua ranh giới, giúp họ nhận được động lực thích hợp để kiên trì với quyết định của bản thân.

“Nếu không làm bây giờ, tôi sẽ hơn 40 tuổi và sẽ không còn kịp thay đổi điều gì nữa.”

“Nếu không làm bây giờ, tôi sẽ phải ngày ngày thức dậy trong sự mệt mỏi, tóc ngày càng trắng, công việc ngày càng áp lực.”

“Nếu không nghỉ việc bây giờ, tôi sẽ tiếp tục phải đối mặt với vô số khách hàng đau đầu, khó chiều, hách dịch…”

Bỏ việc là một quyết định khó khăn và sống với sự hối tiếc cũng vậy.

(Nguồn: addicted2success)