Phía sau kỳ tích của cá tra
Còn nhớ vào những tháng cuối năm 2021, các doanh nghiệp (DN) thủy sản đứng ngồi không yên, phải tổ chức hàng loạt cuộc hội nghị tìm giải pháp khi tình trạng cá tra, tôm… tại nhiều vùng nuôi (Bến Tre, Tiền Giang…) đến lứa nhưng không thể thu hoạch được. Giá cá rớt sâu trong khi giá thức ăn thủy sản tăng vọt khiến nông dân buồn không thèm thả mới; diện tích nuôi cá tra thời điểm đó đã giảm rất mạnh (khoảng 50% so với các tháng đầu năm) đẩy các doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn cung nguyên liệu khi bước vào năm mới.
Trong giai đoạn đầu, Vĩnh Hoàn chỉ đứng vị trí thứ 3 về xuất khẩu cá tra. Nhưng nhờ duy trì được lợi thế cạnh tranh, thương hiệu này dần vươn lên vị trí thứ 2, rồi lần lượt soán ngôi vương của các đối thủ từ năm 2010 đến nay. Với đà tăng trưởng cách biệt trong nửa đầu năm, Vĩnh Hoàn duy trì vững chắc ngôi vị DN xuất khẩu cá tra số 1 của Việt Nam và của thế giới.
Giữa cuộc họp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và các địa phương, không ít DN đứng dậy phàn nàn: “Nếu không có cách gì tháo gỡ, nhiều đối tác sẽ chuyển sang các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc... Lúc đó, ngành thủy sản phải mất 3-5 năm nữa mới có thể khôi phục lại”.
Trong cái khó ló cái khôn, bằng sự nhạy bén của DN, khi thị trường thế giới mở cửa sau đại dịch COVID-19, nhu cầu thủy sản ở tất cả các phân khúc hồi phục rất mạnh, sự thiếu hụt về nguồn cung bỗng trở thành cơ hội cho các DN Việt. Với vị thế gần như độc quyền trong xuất khẩu cá tra, các DN Việt đã chủ động chia sẻ một phần chi phí vận chuyển với đối tác, nhà nhập khẩu để duy trì mức giá hợp lý, tận dụng tốt nhu cầu thị trường để giữ đà tăng trưởng.
Bất ngờ nhất có lẽ đến từ xung đột Nga - Ukraine; tác động từ cuộc khủng hoảng càng làm cho thị trường thế giới thiếu hụt nguồn cung khi châu Âu (EU) và một số nước ban hành lệnh cấm nhập khẩu thủy sản Nga, tạo cơ hội cho thủy sản Việt Nam, nhất là cá tra có thể thay thế một phần cho cá thịt minh thái Nga (loại cá thịt trắng) tại các thị trường như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh…
Trước cơ hội có một không hai, các DN Việt đã nhanh nhạy chuyỂn hướng trở lại EU, nhận kết nối với hàng loạt các đối tác, giúp xuất khẩu cá tra sang thị trường 500 triệu dân tăng vọt. Chỉ trong 8 tháng đầu năm ngành cá tra đã đạt 1,8 tỷ USD (tăng 91% so với năm ngoái), trong đó xuất khẩu sang thị trường EU đạt 145 triệu USD (tăng 90% ); sang Trung Quốc đạt 540 triệu USD (tăng gấp 2 lần ) và Mỹ đạt 421 triệu USD (tăng 87%).
Trước cơ hội có một không hai, các DN Việt đã nhanh nhạy chuyển hướng trở lại EU, nhận kết nối với hàng loạt các đối tác, giúp xuất khẩu cá tra sang thị trường 500 triệu dân tăng vọt. Chỉ trong 8 tháng đầu năm ngành cá tra đã đạt 1,8 tỷ USD (tăng 91% so với năm ngoái), trong đó xuất khẩu sang thị trường EU đạt 145 triệu USD (tăng 90% ); sang Trung Quốc đạt 540 triệu USD (tăng gấp 2 lần ) và Mỹ đạt 421 triệu USD (tăng 87%).
Điều đáng mừng, việc duy trì được giá bán cá tra ở mức cao (tăng 30-66% so với năm 2021) đã giúp cả DN và người nuôi hưởng lợi. Có lẽ đã lâu rồi, ngành cá tra mới giữ được một mức giá ấn tượng như vậy bởi trước nay có một nghịch lý mà cả ngành đều chua xót: Dù cung cấp tới 90 - 94% nguồn cung cá tra trên thị trường thế giới, nhưng chính các DN Việt lại cạnh tranh, dìm giá lẫn nhau để giành khách hàng. Có DN từng than: “Lần đầu tiên trên thương trường, có một ngành hàng độc quyền mà khách hàng được quyết định giá bán với nhà cung cấp”.
Vĩnh Hoàn thắng vụ năm nay giúp “Nữ Hoàng” cá tra lọt top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán |
Trong cơn khủng hoảng, các DN Việt đã dần ý thức trách nhiệm của mình, đồng loạt cùng thương thảo với khách hàng để tăng giá bán, nâng giá nguyên liệu thu mua của người dân, duy trì được lợi thế về cung cầu để giữ giá không bị sập như hồi 2019.
“Vua”, “Nữ Hoàng” đua nhau lọt top
Sự đồng lòng, chia sẻ cùng các yếu tố “thiên thời, địa lợi” hội tụ đã giúp ngành thủy sản Việt tỏa sáng giữa bức tranh ảm đạm của kinh tế thế giới. Dự báo xuất khẩu thủy sản năm nay của Việt Nam lần đầu tiên chạm mốc 10 tỷ USD. Các DN thủy sản Việt Nam đạt được lợi nhuận khủng chưa từng có. Điển hình, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn trong nửa đầu năm ghi nhận doanh thu đạt 7.494 tỷ đồng (tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái) với lãi ròng 1.337 tỷ đồng, gấp 3,4 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận khủng cũng đã giúp tài sản của “Nữ Hoàng cá tra” Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn tăng mạnh trong nửa đầu năm (tăng hơn 3.320 tỷ đồng lên mức hơn 8.200 tỷ đồng) và lọt top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Chớp thời cơ đà “ăn nên làm ra” của cá tra, Nam Việt đang hồi sinh trở lại sau thời gian dài trồi sụt |
Dù vậy, bà Khanh vẫn khiêm tốn cho rằng, con đường thành công của Vĩnh Hoàn cũng không hoàn toàn bằng phẳng. Thời điểm khó khăn nhất của Vĩnh Hoàn trong lịch sử hoạt động là thời điểm khi Vĩnh Hoàn cùng hơn 50 DN thủy sản phải đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá từ Hiệp hội các nhà sản xuất cá da trơn Mỹ. Tuy nhiên, cũng chính từ vụ việc đó, các đối tác nước ngoài bắt đầu tò mò “con cá này là con gì mà Mỹ áp thuế chống bán phá giá?”. Chính điều này đã giúp DN sau đó nhanh chóng mở rộng thị trường ra Đông Âu, Nga và hiện chiếm lĩnh vị trí đầu ở các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc.
Trong giai đoạn đầu, Vĩnh Hoàn chỉ đứng vị trí thứ 3 về xuất khẩu cá tra. Nhưng nhờ duy trì được lợi thế cạnh tranh, thương hiệu này dần vươn lên vị trí thứ 2, rồi lần lượt soán ngôi vương của các đối thủ từ năm 2010 đến nay. Với đà tăng trưởng cách biệt trong nửa đầu năm, Vĩnh Hoàn duy trì vững chắc ngôi vị DN xuất khẩu cá tra số 1 của Việt Nam và của thế giới.
Một thương hiệu đáng chú ý khác là Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico). Từng là “Vua cá tra” trên thị trường Việt Nam khi chiếm đến 20% thị phần của ngành cá. Kim ngạch xuất khẩu của công ty lên đến 165 triệu USD, gấp 3 lần kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish) và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
Tuy nhiên, đúng thời điểm “ăn nên làm ra”, ban lãnh đạo Navico lại quyết định mở rộng kinh doanh ra các lĩnh vực khác, đầu tư tài chính, có lúc lên tới cả nghìn tỷ vào nhiều lĩnh vực ngoài ngành cốt lõi như phân bón, ngân hàng, bảo hiểm... Từ năm 2009, do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, Navico “ngậm trái đắng” rơi vào tình trạng thua lỗ nặng, thậm chí ngay với ngành chủ lực là thủy sản, công ty phải chủ động giảm đi một nửa công suất chế biến.
Trong suốt giai đoạn 2011 - 2016, cơn khủng hoảng của lĩnh vực thủy sản cũng khiến Navico và nhiều tên tuổi lớn như Agifish, Hùng Vương rơi vào bấp bênh, bất thường. Đặc biệt, hàng loạt doanh nghiệp thủy sản như Bình An, Việt An… bị xóa tên.
Từ năm 2017, Navico bắt đầu làm ăn khấm khá hơn, lợi nhuận của công ty tăng vọt. Nhưng bước sang năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Navico hoạt động èo uột.
Năm nay, “thời cá tra” đến đang giúp Navico hồi sinh ngoạn mục trở lại. Trong nửa đầu năm nay, Navico đạt doanh thu 2.514 tỷ đồng (tăng 40% so với năm ngoái) và lãi ròng 447 tỷ đồng, gấp 5 lần so với cùng kỳ 2021. Công ty cũng đặt kế hoạch doanh thu 4.900 tỷ đồng, con số cao nhất từ trước đến nay với lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng (tăng 377% so với năm 2021) trong năm nay, kỳ vọng đưa Navico trở lại thời hoàng kim.
Đáng chú ý, sự tăng mạnh về lợi nhuận đã giúp cổ phiếu của Navico (ANV) trong nửa đầu năm liên tục thăng hạng. Ông chủ Navico Đỗ Doãn Tới sau nhiều năm im hơi lặng tiếng cũng trở lại lọt vào top 50 người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Công ty dự kiến gia nhập đường đua xuất khẩu cá tra sang Mỹ, lấy lại ngôi vị số 1 tại thị trường này khi có lợi thế không bị áp thuế bán phá giá.