Tài sản lớn nhất của ABBANK là con người!

Admin
TP - Năm 2023 là “mốc son” vỡi Ngân hàng An Bình (ABBANK) khi nhà băng bước sang tuổi 30. Với dấu ấn Ngân hàng xanh luôn phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả, ABBANK cũng thể hiện sự nhiệt huyết và tinh thần sẵn sàng thay đổi để hội nhập.

Cuộc trò chuyện với Doanh nhân Vũ Văn Tiền (ảnh), người “truyền lửa” cho CBNV ngân hàng diễn ra ngay tại tòa nhà trụ sở ABBANK (36 Hoàng Cầu - Hà Nội) vào sáng đầu thu tháng 10. Sôi nổi, nhiệt huyết, vị doanh nhân cho thấy sự tâm huyết đau đáu của người đứng đầu...

Từng là “Sao Đỏ” đời đầu, danh hiệu cao quý do Hội doanh nghiệp trẻ Trung ương Đoàn trao tặng cho những doanh nhân trẻ có nhiều đóng góp cho kinh tế đất nước. Ông có suy nghĩ gì về lớp doanh nhân thời nay? Cũng đồng thời là một trong những trụ cột xây dựng lên một ABBANK vững chắc, theo ông đâu là yếu tố dẫn đến thành công, góp phần quyết định để có ABBANK như hiện tại?

Doanh nhân Vũ Văn Tiền: Trong hơn 30 năm làm kinh doanh vừa qua, tôi nhìn thấy, có lẽ cái khó nhất với doanh nghiệp tư nhân đó là cơ chế chính sách. Khi có sự thay đổi, doanh nghệp phải vượt qua, linh hoạt ứng dụng thì mới phát triển và đột phá được.

Tài sản lớn nhất của ABBANK là con người! ảnh 1

Trong suốt chặng đường 30 năm, ABBANK không chạy theo xu hướng phát triển nóng mà nhấn mạnh hơn đến sự vững chắc, cân bằng theo định hướng bán lẻ, lấy “Khách hàng làm trọng tâm”, chung tay xây dựng cộng đồng, địa phương, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và mang lại môi trường làm việc hạnh phúc cho CBNV.

Sự phát triển của công nghệ trong thời đại số 4.0 và đại dịch Covid-19 vừa qua đã tạo ra bước ngoặt lớn, làm thay đổi hành vi khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính, tạo ra lực đẩy mạnh mẽ cho tiến trình chuyển đổi số, kinh doanh trên nền tảng số trong ngành ngân hàng nói riêng cũng như đối với mọi ngành nghề kinh doanh của Việt Nam và thế giới nói chung.

Tài sản lớn nhất của ABBANK là con người! ảnh 2

Tại ABBANK, các CBNV luôn có sự gắn kết và tình yêu với tổ chức

Những kỳ vọng và mục tiêu chiến lược ABBANK đặt ra đòi hỏi Ngân hàng phải làm mới lại chiến lược cho giai đoạn đến 2030 (chúng tôi đang triển khai thực hiện với sự tư vấn của Mc Kinsey). Đó là quá trình đòi hỏi phải có sự chuyển đổi tích cực và mạnh mẽ hơn về tư duy, hành động, cách thức vận hành để tạo ra mô hình cạnh tranh mang tính thích ứng và hiệu quả cao hơn. Đây cũng chính là thời điểm vàng để ABBANK tạo lập nền tảng cho sự đột phá, bứt tốc trong những năm tới và xây dựng văn hóa doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới mang bản sắc riêng của ABBANK để hiện thực hóa được những mục tiêu khát vọng của ABBANK trong tương lai.

“Ai cũng có năng lực nhất định khi sinh ra. Mỗi người có thế mạnh của riêng mình, phải phát huy thế mạnh của mình. Không có ai là người không giỏi, chỉ có điều có thể phát hiện ra năng lực của mình hay không. Lớp trẻ cần có môi trường để sáng tạo. Tôi vẫn nói với mọi người “Không gì là không thể”.

Doanh nhân Vũ Văn Tiền

Ông từng nói: “Là doanh nhân, tôi muốn tạo giá trị bền vững cho tổ chức và xã hội”. Vậy việc này thể hiện qua hoạt động và xây dựng ABBANK 30 năm ra sao? Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giá trị cốt lõi của tổ chức có phải là yếu tố để làm nên thành công trong kinh doanh, lan tỏa giá trị thương hiệu và đặt nền móng vững chắc cho một định chế tài chính mạnh?

Doanh nhân Vũ Văn Tiền: Tài sản lớn nhất của ABBANK là nhân sự. Câu slogan bên dưới logo của ABBANK là “Trao giải pháp – Nhận nụ cười” mang hàm ý và là sự truyền tải thông điệp sâu xa. Tự hào lớn nhất của ABBANK là nụ cười hài lòng của khách hàng và niềm hạnh phúc của CBNV mỗi ngày đi làm. Để tài sản nhân sự ngày càng lớn mạnh, để sự hài lòng của khách hàng ngày càng trọn vẹn, ABBANK đang hoàn thiện mỗi ngày, để hành trình của ABBANK và khách hàng là những trải nghiệm tốt và đáng nhớ.

Tài sản lớn nhất của ABBANK là con người! ảnh 3

ABBANK đang đặt mục tiêu trở thành ngân hàng số trẻ trung năng động và có nhiều sản phẩm Xanh phục vụ khách hàng

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là yếu tố quan trọng không thể thiếu được để tạo dựng nên thành công của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp hướng đến tính chuyên nghiệp, khích lệ và khơi dậy cảm hứng làm việc, cống hiến của đội ngũ đồng thời nó lan toả giá trị thương hiệu. ABBANK đang triển khai sâu rộng 5 giá trị cốt lõi đó là: Khách hàng là trọng tâm; Nhân sự là tài sản; Cộng tác cùng phát triển; Linh hoạt và thích ứng; Kỷ luật để chiến thắng. Các giá trị cốt lõi này xoay quanh yếu tố trung tâm là Khách hàng và nhằm xây dựng môi trường làm việc để mọi CBNV cảm thấy hạnh phúc khi đi làm, được tạo điều kiện để phát huy giá trị bản thân.

ABBANK có văn hóa nổi bật đó là ổn định, có những nhân sự gắn bó 15-25 năm hay thậm chí có những người đã ra đi sau một thời gian rồi lại quay về. Điều gì đã khiến cho CNBV có một “tình yêu keo sơn” gắn bó với ngân hàng đến vậy. Thưa ông?

Doanh nhân Vũ Văn Tiền: Hai chữ “An Bình” thể hiện mong muốn của người sáng lập với sự bình yên. Trên cơ sở đó, tôi mong muốn người ở đây như một gia đình, được học hỏi, chia sẻ, mang lại thành quả và hạnh phúc cho mỗi CBNV để họ gửi gắm sự nghiệp của họ tại đây. Lẽ đương nhiên của con người là luôn tìm sự vui vẻ và hạnh phúc của cuộc đời mình.

Trong 2 năm vừa qua, tôi cũng đã nói với CBNV rằng: “Không nên ngủ vùi trên hạnh phúc sẵn có, phải thay đổi từ lề lối làm việc, thay đổi văn hóa và thay đổi tư duy. Phải lắng nghe, học hỏi để thay đổi. Sau đó, vận dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới áp dụng cho ngân hàng để giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả. Việc này được thực hiện dựa trên lộ trình cụ thể”.

“Nhân sự là tài sản” đã được chọn lựa là một trong 5 Giá trị cốt lõi của ABBANK. Chúng tôi hướng đến việc xây dựng môi trường làm việc Hạnh phúc, nơi nhân tài mong muốn gia nhập, tự nguyện gắn bó và tạo giá trị cho ngân hàng. Tặng một ngày nghỉ hưởng nguyên lương vào đúng ngày sinh nhật chỉ là một trong nhiều chính sách chăm sóc nhân viên trong khuôn khổ “ABBANK care” rất được đón nhận tại ABBANK, xuất phát từ sự đề cao sự cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân của người đi làm. Chính vì thế, đây là món quà có ý nghĩa và khá thiết thực dành cho CBNV, giúp cho họ an tâm tận hưởng một ngày nghỉ thật trọn vẹn, làm những điều mình thích và ở bên những người thân yêu.

Triết lý sống của ông là gì? Là một doanh nhân, theo ông làm sao để doanh nghiệp, tổ chức có thể đứng vững, vượt qua sóng gió thương trường trong mỗi giai đoạn đi lên, đi xuống của nền kinh tế?

Doanh nhân Vũ Văn Tiền: Đối với mỗi con người, mỗi tổ chức, trong cuộc sống cũng như trong công việc, tôi luôn tâm đắc một điều: “Khi thành đạt không tự mãn, khi gặp sóng gió không mềm lòng. Của cải xây dựng cuộc sống khá giả. Tình người làm cuộc sống hạnh phúc hơn, đẹp hơn, AN BÌNH hơn”.

Ai cũng có năng lực nhất định khi sinh ra. Mỗi người có thế mạnh của riêng mình, phải phát huy thế mạnh của mình. Không có ai là người không giỏi, chỉ có điều có thể phát hiện ra năng lực của mình hay không. Lớp trẻ cần có môi trường để sáng tạo. Tôi vẫn nói với mọi người “Không gì là không thể”. Không ai tin Bác Hồ có thể cùng toàn dân làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công đến vậy. Có được điều này, là nhờ chúng ta có hai lực lượng đông đảo nhất là “công nông” liên minh, cùng đóng góp công sức. Thời nay, là người lãnh đạo cần phải chọn điều gì để phát triển rồi CBNV cần gì thì phải tư vấn, định hướng cho người ta. Là người lãnh đạo phải có tư duy, cảm xúc.

Mỗi lãnh đạo của Doanh nghiệp phải có tư duy tốt. Đường lối có thể đúng hoặc sai nhưng là người lãnh đạo phải làm ra con đường phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Phải đánh giá được vị trí của mình, hiện tại làm được gì, tương lai làm được gì.

Xin cảm ơn ông!

Nói về lộ trình phát triển của ABBANK trong 5-10 năm nữa, doanh nhân Vũ Văn Tiền chia sẻ: “Tôi có lộ trình với đối tác tư vấn Mc Kinsey trong 5-10 năm nữa, đó là làm sao đưa Ngân hàng An Bình trở thành Ngân hàng số với lộ trình cụ thể, ít rủi ro, công khai minh bạch, nhân sự có kỹ năng chuyên nghiệp (nếu họ đúng lộ trình). Vốn tài sản đang phấn đấu, vốn hóa 3-5 tỷ đô. Tôi không phát triển nóng vì tiềm ẩn những rủi ro. Ở ABBANK, phải nhìn thấy được kết quả và phải thực tế”.