Tất bật cả năm nhưng vẫn không có tiền tiêu Tết: Người phạm phải 7 sai lầm này đừng hỏi sao nghèo vẫn hoàn nghèo

Admin
Hiển nhiên, mức thu nhập càng cao, chất lượng cuộc sống càng tăng và bạn có nhiều khả năng chi trả cho những thứ mình muốn hơn.

Một năm làm việc cần mẫn lại qua đi và Tết Nguyên đán đang đến gần. Song trong quãng thời gian đó, mức thu nhập của nhiều người chỉ dừng lại ở mức đủ sống và không thể đảm bảo có cái Tết trọn an vui.

Việc thiết lập ngân sách nghiêm ngặt, cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm tiền có thể giúp họ tối đa hoá sự phát triển tài chính cá nhân một cách lâu dài. Song những chiến lược này còn phụ thuộc vào yếu tố quan trọng nhất - thu nhập hàng tháng.

Phần lớn hiểu điều này. Tuy nhiên nhiều người thường bỏ qua một số nguyên tắc cơ bản, từ đó làm giảm tiền năng mức thu nhập. Nhà sáng lập kiêm CEO Jayson DeMers của công ty truyền thông AudienceBloom cho rằng 7 thói quen dưới đây có thể khiến tiền lương hàng tháng bị giới hạn mãi ở một mức độ.

Tất bật cả năm nhưng vẫn không có tiền tiêu Tết: Người phạm phải 7 sai lầm này đừng hỏi sao nghèo vẫn hoàn nghèo - Ảnh 1.

Nhiều người trăn trở vì cả năm đi làm vất vả nhưng cuối năm vẫn không có tiền. Ảnh: Mashvisor.

1. Không biết cách thương lượng

Mọi thứ đều có thể thương lượng. Điều này áp dụng cho cuộc sống nói chung nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ luôn có được thứ mình muốn. Nếu bạn muốn thứ cái gì, bạn cần làm việc chăm chỉ để có được. Tham vọng của bạn khó có thể thành hiện thực trừ khi bạn bắt tay vào thực hiện.

Trong công việc, cho dù là tiền bạc, quyền lợi, trách nhiệm hay đặc quyền, bạn sẽ khó có được chúng trừ khi bạn thương lượng và bày tỏ sự quan tâm của mình.

Chẳng hạn, tại buổi phỏng vấn công việc, nhà tuyển dụng đưa ra mức đàm phán lương đầu tiên. Nếu bạn tự tin vào kỹ năng và kinh nghiệm của mình, đồng thời đã nghiên cứu kỹ về công ty và thị trường, không có lý do gì để bạn bỏ qua việc thương lượng mức lương phù hợp với bản thân. Việc thương lượng là cơ hội để chứng minh bạn là người chuyên nghiệp, hiểu thị trường, biết giá trị của công ty và tự tin về những gì bạn có thể làm cho doanh nghiệp đó. Đây là một phần quan trọng của quá trình tuyển dụng.

Jayson DeMers từng tham gia lớp học ở đại học có tên "Đàm phán 101". Anh chia sẻ: "Một điều rút ra sau lớp học này thực sự ám ảnh tôi. Đó là không bao giờ chấp nhận lời đàm phán đầu tiên".

2. Không đầu tư vào bản thân

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett từng nói: "Hãy đầu tư vào bản thân nhiều nhất có thể. Bạn là tài sản lớn nhất của chính mình", "Bất cứ thứ gì bạn đầu tư vào bản thân, bạn sẽ nhận lại gấp 10 lần".

Bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản hoặc một số tài sản vật chất khác. Nhưng khoản đầu tư tốt nhất bạn có thể rót vốn vào chính là bản thân mình.

Rõ ràng, bạn là người chịu trách nhiệm kiếm tiền cho bản thân và đưa ra những quyết định trong cuộc sống của mình. Việc trang bị cho mình nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và sức khoẻ tốt hơn giúp nâng cao giá trị bản thân. Nhờ đó, bạn có thể trở thành "gà đẻ trứng vàng" cho những doanh nghiệp và cuối cùng, có mức lương cao hơn.

Tất bật cả năm nhưng vẫn không có tiền tiêu Tết: Người phạm phải 7 sai lầm này đừng hỏi sao nghèo vẫn hoàn nghèo - Ảnh 2.

Theo tỷ phú Warren Buffett, không ai có thể đánh thuế khoản đầu tư vào bản thân và không ai có thể ăn cắp khoản này từ bạn. Ảnh: Inc. Magazine.

3. Tầm nhìn hạn hẹp

Tầm nhìn hạn hẹp khiến bạn không thể nhìn thấy bức tranh lớn.

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là thời điểm mọi người nhận ra rằng họ không bao giờ biết được khi nào sự nghiệp hay công việc kinh doanh gặp khó khăn. Toàn xã hội giãn cách, nhiều doanh nghiệp đóng cửa vì không thể hoạt động dẫn đến sạt nghiệp.

Do vậy, bạn cần có các chiến lược dự phòng và an toàn để bảo đảm nguồn tiền chảy vào túi. Đặc biệt, bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào một nguồn lương. Thay vào đó, bạn nên mở rộng nguồn thu nhập, chẳng hạn cho thuê nhà/xe, có thêm việc phụ…

4. Có tính tự mãn

Sau vài năm lăn lộn với công việc, có thể bạn sẽ thấy bản thân dần mất đi sự nhiệt huyết hoặc động lực. Bạn sẽ trở nên tự mãn về những gì đã làm hoặc đạt được, cho rằng bản thân không cần cố gắng hay phấn đấu để thăng tiến.

Tính tự mãn thể hiện trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn bạn đầu tư ít thời gian và năng lượng hơn vào công việc, dẫn đến việc tạo ra ít giá trị cho công ty. Hoặc bạn có thể trở nên tự mãn với mức lương của mình và ngừng việc đàm phán tăng lương, trong khi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm ngày một được cải thiện.

Tất bật cả năm nhưng vẫn không có tiền tiêu Tết: Người phạm phải 7 sai lầm này đừng hỏi sao nghèo vẫn hoàn nghèo - Ảnh 3.

Người có tính tự mãn cho rằng họ không cần phấn đấu và an phận với mọi thứ. Ảnh: PeopleSense.

5. Chỉ làm đúng những gì được giao phó

Mục tiêu cụ thể là yếu tố không thể thiếu trên con đường chạm đến thành công. Mặt khác, chúng cũng có tác dụng hạn chế.

Ví dụ, thành tích ấn tượng của vận động viên chạy marathon là 41,8 km. Nếu cố gắng thêm chút nữa, họ có thể nâng con số này lên mốc 43 km hay thậm chí là 45 km. Tuy nhiên, hầu hết chỉ dừng lại ở quãng đường 41,8 km vì đây là mục tiêu họ cần hoàn thành.

Thay vì chỉ đáp ứng đúng kỳ vọng, bạn luôn luôn có thể vượt qua những mục tiêu đã đề ra. Điều này giúp bạn trở nên nổi bật, gây ấn tượng tốt với nhà lãnh đạo và được công nhận nỗ lực. Đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới tích cực, có thể bao gồm việc thu nhập tốt hơn.

6. Trung thành quá mức

Nhiều người ở mãi một vị trí dù họ biết đây là ngõ cụt và không có cơ hội thăng tiến. Họ vẫn gắn bó vì muốn trung thành với sếp của mình. Lòng trung thành có thể khiến họ nhận được sự tôn trọng từ khác.

Tuy nhiên, nếu hy sinh các mục tiêu của bản thân để đổi lấy lòng trung thành, sự kiên quyết này có thể khiến họ gặp bất lợi trong thu nhập.

7. Không biết cách sử dụng tiền

Khi bạn đã tích lũy được khoản tiền tiết kiệm, đừng để tiền nằm yên trong ngân hàng. Thay vào đó, bạn nên dùng tiền để đẻ ra tiền, bằng cách đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu...

Bất kể đó là loại đầu tư nào, chúng đều quan trọng và nhiều người đã kiếm được lãi từ việc đầu tư có chiến lược. Danh mục đầu tư được xây dựng một cách khôn ngoan có thể giúp bạn xây dựng khối tài sản khổng lồ theo thời gian.

Theo Inc. Magazine