Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc

Admin
Ngoài thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh thì treo tranh dân gian cũng là một tục lệ không thể thiếu được trong Tết Nguyên đán. Điều gì đã đưa tranh dân gian trở thành một nét văn hóa góp phần làm nên Tết cổ truyền của dân tộc?

Nói đến tranh dân gian của Việt Nam, trước tiên phải nhắc đến tranh ngày Tết. Bởi đây là linh hồn tạo nên nét đặc sắc cho tranh dân gian của đất Việt. Mặc dù có sự giao thoa nhưng tranh dân gian ngày Tết của nước ta đã sớm tạo được nét riêng biệt, thể hiện vị Tết đậm đà và phản ánh văn hóa dân gian một cách đủ đầy.

Tranh dân gian Việt Nam có gì đặc sắc?

Tranh dân gian của người Việt không chỉ khắc họa đời sống thường ngày bằng màu sắc và bố cục hình họa, mà ở đó còn thấm đượm cả ý nghĩa nhân sinh, gửi gắm nhiều ước vọng của con người về cuộc sống, tương lai và những ước mong thầm kín.

Tục xưa bắt đầu từ sau khi cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, nhiều nhà háo hức đi mua tranh Tết để trang trí nhà cửa với ý nghĩa "tống cựu, nghinh tân", nghĩa là xua cái cũ, cái xui và đón cái mới, cái tốt lành.

Người xưa còn cất giấu những thông điệp về văn hóa, lịch sử, về những tích hay của cội nguồn triết lý nhân văn. Ở đâu đó, trong những bức tranh dân gian ngày Tết ấy, người ta nhìn thấy bình an, hy vọng, nhìn thấy lời chúc tân xuân và cũng là lời răn dạy về lối sống tích cực.

Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 1.

Tranh dân gian ngày Tết thể hiện nhiều mong muốn tốt đẹp về cuộc sống trong năm mới.

Tranh dân gian Việt Nam có nhiều thể loại, từ tranh ngày Tết đến tranh thờ, lịch sử, châm biếm, phong cảnh,... Trong đó, tranh ngày Tết được ưa thích hơn cả về những chủ đề thể hiện sự sung túc, no đủ.

Trong cuốn Hội hè lễ Tết người Việt, cụ Nguyễn Văn Huyên từng nói: "Hiệu lực thần kỳ được thừa nhận ở các màu sắc và ngôn từ thúc đẩy mọi hạng người chi tiền để treo lên cửa ra vào, xà nhà và các bức tường trơ trụi của nhà họ những băng giấy dài và đẹp này, tạo vẻ ngoạn mục cho thành phố vào thời kỳ xuân mới". Ấy là nói về những câu đối hay bức hoành phi nói đến năm đang bắt đầu, hứng trọn mùa xuân đang mở ra những ước vọng hoặc chí hướng của chủ nhà.

Còn với những bức tranh dân gian trang trí ngày Tết, không chỉ thỏa mãn nhu cầu trang trí cho ngôi nhà thêm ấm cúng, và nhu cầu tín ngưỡng mà còn thể hiện những ước ao hạnh phúc đời thường, đáp ứng khát vọng thẩm mỹ chân thực của những người dân rất đỗi thân thiện và hiền lành thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đang hướng về xuân mới tốt lành.

Nhiều nơi trên đất nước ta đã hình thành những phường tranh nức tiếng gần xa từ xưa như tranh Đông Hồ ở Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kim Hoàng ở Hà Tây (Hà Nội), phường Hàng Trống ở Thăng Long (Hà Nội), tranh làng Sình ở Huế,... Nổi bật giữa những làng tranh ấy phải nói đến làng tranh dân gian Đông Hồ và tranh Hàng Trống.

Đông Hồ là một làng nhỏ ven sông Đuống thơ mộng, xưa kia tục gọi là làng Mái. Nơi đây đã nổi tiếng với nghề làm tranh đã đi vào ca dao, tục ngữ:

"Hỡi cô thắt dải lưng xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có ao tắm mát, có nghề làm tranh..."

Mỗi dịp Tết đến, làng Đông Hồ cực đắt hàng, chẳng đủ tranh mà bán. Hàng triệu bản tranh được in rong ruổi đi khắp cả nước, tô đậm thêm nét xuân mới vào từng ngôi nhà. Tranh Hàng Trống thường được in trên giấy khổ lớn, chỉ in một bản nét đen, màu sắc còn lại tô bằng tay cả. Phép vờn màu sắc đậm nhạt tạo nên nét đặc sắc khác biệt với dòng tranh khác.

Tranh dân gian Đông Hồ thường khai thác các chủ đề bình dị, cuộc sống đạm bạc như tranh gà lợn, Đánh ghen, Đám cưới chuột,... Tranh được in nhiều màu và in trên giấy điệp - loại giấy dó dai bền, có phủ lớp bột trắng mịn óng ánh từ bột vỏ điệp (loài hến biển). Ván in của loại tranh này được làm từ gỗ thị hoặc lòng mực, thớ dai và mịn, rất bền và không bị hỏng. Còn ván in màu sẽ sử dụng gỗ giổi hoặc vàng tâm, chất gỗ nhẹ xốp nên nhả màu tranh đậm nét hơn.

Màu sắc được sử dụng trong tranh cũng đậm chất thiên nhiên và dân gian. Chẳng hạn như màu hoa hiên dùng nước gỗ vang đỏ, màu vàng chanh dùng nước hòe, màu đen dùng than lá tre, màu xanh dùng lá chàm,...

Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 2.

Bức tranh Đám cưới chuột là nét châm biếm trong cuộc sống hiện thực, thể hiện sự khác biệt giàu nghèo, có giá trị giáo dục rất lớn về những bài học nhân sinh.

Một số bức tranh dân gian ý nghĩa ngày Tết

Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 3.

Tranh dân gian Gà đàn dán tường trong ngày Tết mang ý nghĩa cầu chúc cho gia đình phát triển, con đàn cháu đống. Bên cạnh đó, bức tranh gà đàn còn gửi gắm ước vọng về sự no đủ, giàu có. Ngoài ra còn tượng trưng cho sự sum họp và đoàn viên của gia đình.

Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 4.
Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 5.

Tranh dân gian Gà thư hùng ngụ ý như dòng chữ Nôm được khắc trên tranh: "Lắm con nhiều cháu, giống cánh giống lông". Sự quây quần của gia đình nhà gà thể hiện không khí đầm ấm, tràn ngập yêu thương.

Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 6.

Bức tranh Lợn ăn cây ráy trên mình có xoáy âm dương mang thông điệp về quy luật tự nhiên và sự cân bằng. Bức tranh này thể hiện ước vọng về một cuộc sống sung túc.

Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 7.
Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 8.

Tranh dân gian Ông Phúc - Ông Thọ treo trong ngày Tết cổ truyền với ý nghĩa về bình an và tuổi thọ. Ở mỗi bức tranh đều có bài thơ Nôm thể hiện ý nghĩa gửi gắm về sự trường sinh và phúc thọ. Hình ảnh quả đào và quả lựu tượng trưng cho sự sung túc và đủ đầy. Những bức tranh này thường được tặng người già với ngụ ý chúc năm mới bình an và khoẻ mạnh.

Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 9.

Tranh dân gian Đàn lợn âm dương có hình ảnh lợn mẹ và 5 lợn con (đại diện cho sự cân bằng Ngũ hành), thể hiện về sử sinh sôi, con cháu đề huề, đầy đàn. Điều này phản ánh tín ngưỡng phồn thực của dân gian xưa.

Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 10.
Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 11.

Tranh dân gian Bé trai ôm gà (bên trái) gọi là Vinh Hoa và Bé gái ôm vịt (bên phải) gọi là Phú Quý chính là một cặp tranh thể hiện lời cầu chúc cho bé trai gặp được điều lành, thể hiện ước vọng vinh hoa, mong sinh con trai khỏe mạnh, thành công trong cuộc sống. Còn tranh Bé gái ôm vịt là mong ước con gái dịu hiền, công dụng ngôn hạnh của người phụ nữ.

Tranh dân gian còn có ý nghĩa quan trọng không hề nhỏ với trẻ con ngày Tết. Trẻ con là mầm non, là hy vọng của tất cả các thế hệ, nên chúng cũng có phần Tết của mình. Ở chợ làng, ở phường tranh, ngoài những bức tranh chúc tụng ngày Tết sum vầy ấy người ta không quên những bức tranh mang tính giáo dục giành cho con trẻ.

Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 12.
Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 13.

Bức tranh Lý ngư vọng nguyệt (Cá chép trông trăng) thể hiện đặc trưng cho nét vẽ tinh xảo của dòng tranh Hàng Trống. Cá chép biểu tượng cho nghị lực vươn lên trước mọi cuộc sống và khát khao vượt vũ môn hóa rồng của cá. Tết đến, những bức tranh này được tặng cho các em nhỏ để cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của các con.

Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 14.
Tục treo tranh dân gian trong dịp Tết Nguyên đán: Gửi gắm ước vọng về một năm mới sung túc - Ảnh 15.

Tranh "Thất đồng" (bên trái) mang đến hơi thỏ tươi mới, đầy sức sống của xuân mới. Cây đào trĩu quả được 7 đứa trẻ vây quanh, tay đeo lắc bạc, tóc trái đào, bụ bẫm, xinh đẹp như tiên đồng trong truyện. Bức tranh thể hiện mong muốn cuộc sống no đủ, thịnh vượng, đông con nhiều cháu. Bức "Ngũ hổ" bên phải tượng trưng cho tín ngưỡng đậm chất dân gian của người Việt. Mẫu tranh này tiêu biểu cho tranh thờ cúng của dòng tranh Hàng Trống. Tranh được thay hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán.