Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú - bài 2: Diện mạo mới nơi 'thành xưa - tích cũ'

Admin
TPO - Làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú. Hiện vùng đất Thành An Thổ xưa đang trên đà phát triển, cuộc sống người dân “thay da, đổi thịt” từng ngày.

“Thành xưa - tích cũ”

Về nơi sinh của cố Tổng Bí thư Trần Phú vào những ngày cuối tháng 4, chúng tôi cảm nhận rõ nét sự đổi thay trên mảnh đất này. Trên các nẻo đường của Làng An Thổ và xã An Dân đang “

Toàn cảnh hôm nay của làng An Thổ - nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú. Ảnh: Công Hoan.

Trải bao thăng trầm, làng An Thổ vẫn còn in đậm dấu ấn cho một thời lịch sử hào hùng của vùng đất Phú Yên. Huyền tích một thời đi qua lắng đọng để vùng đất này đang “thay da,

Người dân làng An Thổ làm món bún bắp truyền thống.

Vùng đất An Thổ còn nổi tiếng với nghề đan thúng chai truyền thống. Dẫn chúng tôi đi tham quan, chị Trương Thị Bích Kiều (ở làng An Thổ, xã An Dân) cho biết, hàng trăm năm qua, đây vẫn là nơi cung cấp sản phẩm thúng chai truyền thống.

“Nhờ nghề cha ông truyền lại mà gia đình chị có thu nhập chắt chiu nuôi nấng các con ăn học. Vì thế, bằng bất cứ giá nào vợ chồng tôi cũng giữ lửa cho nghề”, chị Kiều chia sẻ.

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú - bài 2: Diện mạo mới nơi 'thành xưa - tích cũ' ảnh 4
Sản phẩm thúng chai của vợ chồng chị Trương Thị Bích Kiều được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Công Hoan.

Nhờ mẫu mã được cải tiến, hiện sản phẩm thúng chai truyền thống của làng An Thổ được tiêu thụ khá mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. Cơ sở của chị Kiều là địa điểm thu hút nhiều du khách tới tham quan và quảng bá sản phẩm độc đáo.

“Khi Thành An Thổ được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử Quốc gia vào năm 2005, bà con trong làng mừng lắm. Vì từ đó, làng An Thổ sẽ được nhiều người biết đến trên bản đồ và sẽ đến thăm quê hương chúng tôi nhiều hơn”, chị Kiều bày tỏ.

Quê hương “thay da, đổi thịt”

Những ngày này, nơi đây tấp nập du khách đến viếng, tham quan và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của cố Tổng Bí thư Trần Phú. Vào dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích Thành An Thổ, lật những trang nhật ký của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành, người dân và du khách gần xa khi về thăm nơi đây khiến chúng tôi không khỏi xúc động.

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú - bài 2: Diện mạo mới nơi 'thành xưa - tích cũ' ảnh 5

Học sinh đến tham quan, dâng hương tưởng nhớ đồng chí Trần Phú tại Di tích Thành An Thổ. Ảnh tư liệu.

Ông Phan Như Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ địa phương II, Ban Tổ chức Trung ương Đảng - viết: “Lần đầu tiên được đến thăm di tích Thành An Thổ - nơi sinh Tổng Bí thư Trần Phú. Xúc động! Thế hệ cán bộ nguyện noi theo của cố Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ văn minh”.

Những năm trở lại đây, xã An Dân cũng là một trong những địa phương có sự phát triển tốt về kinh tế - xã hội. Nhờ vào tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng từ cấp ủy Đảng, chính quyền xã góp phần giúp người dân yên tâm lao động, sản xuất. Vùng đất ấy đang mạnh mẽ vươn lên từng ngày như thế.

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú - bài 2: Diện mạo mới nơi 'thành xưa - tích cũ' ảnh 6
Vùng đất làng An Thổ có phong cảnh hữu tình và ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử của tỉnh Phú Yên. Ảnh: Công Hoan.

Ông Võ Văn Khương - Chủ tịch UBND xã An Dân - cho biết: Trong năm 2023, trên địa bàn xã đạt được một số kết quả tích cực với 17/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tổng giá trị sản xuất của địa phương đạt hơn 500 tỷ đồng; tỷ trọng các ngành chuyển dịch theo đúng hướng Nghị quyết Đảng bộ đề ra là giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.Hiện xã An Dân đã được UBND tỉnh Phú Yên công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới và thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 47 triệu đồng/năm.

“Hiện nay, toàn xã đang nỗ lực phấn đấu, quyết tâm xây dựng xã Nông thôn mới, Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu. Qua đó thúc đẩy diện mạo vùng nông thôn ở xã An Dân tiếp tục thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân tiếp tục được nâng lên so với trước đây. Tuy vẫn còn một số khó khăn, nhưng so với hơn 10 năm trước thì đời sống của người dân địa phương đang dần thay đổi”, ông Khương cho hay.

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú - bài 2: Diện mạo mới nơi 'thành xưa - tích cũ' ảnh 7

Bà Cao Thị Hòa An - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên - đọc diễn văn tại lễ dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú. Ảnh: C.Hoan.

Bà Cao Thị Hòa An - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên - chia sẻ: Hằng năm, địa phương đều tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm Ngày sinh đồng chí Trần Phú tại di tích Thành An Thổ, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia. Đây còn là điểm đến không thể thiếu, nơi đón nhiều đoàn khách từ Trung ương, các địa phương đến tham quan và dâng hương tưởng niệm đồng chí cố Tổng Bí thư Trần Phú trong hành trình đến Phú Yên.

“Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!’. Nêu cao tinh thần của đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Yên tiếp tục đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức. Đồng thời, tranh thủ thời cơ, thuận lợi xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu mạnh, xứng đáng với sự hy sinh cao cả của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta”, bà Cao Thị Hòa An - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên - nói.