Vinaconex ITC báo lãi sau 5 năm lỗ liên tiếp

Admin
Cả năm 2022, Vinaconex ITC báo lãi 5,4 tỷ đồng và ghi nhận doanh thu đạt kỷ lục 186 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ 2021.

CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC, UPCoM: VCR) vừa công bố báo cáo tài chính tổng hợp quý IV/2022 với ghi nhận doanh thu thuần hơn 117,2 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng 33% lên 98 tỷ đồng, lãi gộp ghi nhận tăng gấp đôi lên 19,2 tỷ đồng. 

Doanh thu chính giảm 19% xuống gần 256 triệu đồng trong khi các chi phí trong kỳ đều tăng, theo đó chi phí bán hàng ghi nhận 101 triệu đồng, cùng kỳ không ghi nhận khoản này; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 32% lên 9,4 tỷ đồng.

Đáng chú ý, khoản lợi nhuận khác của doanh nghiệp tăng gấp 4,2 lần cùng kỳ, ghi nhận đạt 33,7 triệu đồng và lợi nhuận thuần tăng 67% lên gần 9,9 tỷ đồng.

Kết quả, C4G báo lãi sau thuế quý IV/2022 tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, ghi nhận đạt 10,2 tỷ đồng. Công ty cho biết do doanh thu quý IV/2022 tăng cao nên kéo lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn so với quý IV/2021.

Luỹ kế năm 2022, Vinaconex ITC ghi nhận doanh thu đạt kỷ lục 186 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ. Trừ đi các chi phí, doanh nghiệp thu về khoản lãi 5,4 tỷ đồng. tăng trưởng tích cực so với khoản lỗ 7,1 tỷ đồng năm ngoái. Năm 2022 doanh nghiệp đã có lãi trở lại sau 5 năm lỗ liên tục.

Theo kế hoạch đề ra đầu năm, ban lãnh đạo C4G đã đặt ra mục tiêu doanh thu đạt 506 tỷ đồng và lãi sau thuế 83,9 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp này mới đã hoàn thành 37% kế hoạch doanh thu và 6% chỉ tiêu lợi nhuận.

Về tình hình tài chính, tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản doanh nghiệp đạt gần 7.165 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Biến động chủ yếu ở tài sản dở dang dài hạn tăng 31% so với đầu kỳ với 3.552 tỷ đồng. Trong đó có 2.023 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang và 1.529 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn tại dự án Khu đô thị Cái Giá, Cát Bà.

Tài sản cố định hữu hình chiếm 48% tổng tài sản, ghi nhận 3.483 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Ngoài ra, lượng tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng gấp 1,7 lần so với cùng kỳ ở mức gần 78 tỷ đồng, phần tăng đến từ tiền gửi ngân hàng với 69,8 tỷ đồng. 

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả tăng 7% chủ yếu đến từ khoản nợ ngắn hạn tăng 2,2 lần lên 1.209 tỷ đồng. Trong đó khoản phải trả người lao động tăng 45% lên hơn 2.596 tỷ đồng và phải trả người bán ngắn hạn tăng gấp 16 lần lên gần 520 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của VCR đạt hơn 1.891 tỷ đồng, gần như đi ngang so với đầu năm. Mặc dù ghi nhận lãi trở lại sau 5 năm, nhưng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp vẫn âm 231 tỷ đồng, chiếm 11% vốn điều lệ. Trong năm 2022, Vinaconex (HoSE: VCG) đã tăng vốn điều lệ vào Vinaconex ITC từ sở hữu 23,47% lên 51% và chính thức trở thành công ty mẹ của Vinaconex ITC.

Hồ sơ doanh nghiệp - Vinaconex ITC báo lãi sau 5 năm lỗ liên tiếp

Diễn biến thị giá cổ phiếu VCR (Nguồn: TradingView).

Vinaconex ITC đang đầu tư dự án Cát Bà Amatina, dự án nằm ở Đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp.Hải Phòng với quy mô 172 ha và được khởi công giai đoạn cuối tháng 11/2020. Tổng vốn đầu tư dự kiến 10.941 tỷ đồng với mục tiêu trở thành dự án đô thị du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp, hiện đại bậc nhất Việt Nam.

Chủ nợ lớn nhất của dự án Cát Bà Amatina là Sacombank (HoSE: STB), đã giải ngân 2.308 tỷ đồng trong 2 năm. Theo đó, năm 2020 Sacombank giải ngân 1.140 tỷ đồng và năm 2021 là 1.396 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 9/2, mã VCR dừng ở mức giá 23.500 đồng/cp, giảm gần một nửa so với mức đỉnh hồi tháng 12/2021.